Cụ bà 73 tuổi thi đỗ khoá thanh nhạc trường Nagoya

Thi đỗ khóa Thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Nagoya (một trường đại học tư thục ở tỉnh Nagoya, Nhật Bản), cụ bà 73 tuổi Keiko Kato trở thành tân sinh viên cao tuổi nhất trong lịch sử ngôi trường này. Vậy là cụ đã thực hiện được ước mơ học nhạc bấy lâu của mình.

  • Cập nhật diem thi lop 10 năm 2015 một cách nhanh chóng và chính xác nhất

Theo nhận xét của giáo viên Trường Âm nhạc Nagoya, dù đã 73 tuổi, cụ bà Keiko Kato vẫn vượt trội so với các thí sinh kém mình cả mấy chục tuổi.

Cụ bà 73 tuổi trở thành sinh viên năm nhất trường nhạcCụ bà Keiko Kato hát opera đệm piano tại Trường Âm nhạc Nagoya ở tỉnh Nagoya (Nhật Bản). Ở tuổi 73, cụ vừa trở thành tân sinh viên cao tuổi nhất trong lịch sử trường này.

Với chiều cao khiêm tốn 146,5 cm và thân hình mảnh khảnh, cụ bà Kato hát giọng opera và chất giọng khỏe khoắn của cụ bao trùm khắp phòng học.

“Tôi rất mệt vào cuối buổi học, nhưng dù vậy tôi vẫn vượt qua tất cả với lòng biết ơn vì đang được ở đây”.

Cụ bà Keiko Kato sinh vào cuối năm 1941, hiện sống ra ở tỉnh Aichi (Nhật Bản). Cụ yêu ca hát từ khi còn nhỏ và đã từng theo học lớp nhạc tại Trường Trung học Kikuzato ở tỉnh Nagoya, nhưng phải từ bỏ hy vọng học lên đại học vì lý do tài chính. Sau khi tốt nghiệp, cụ trở thành cô giáo dạy nhạc tại một trường tư.

Cụ Kato lấy chồng năm 1965 và sinh con đầu lòng năm sau. Cụ từ bỏ công việc dạy nhạc để làm nội trợ, nhưng không bao giờ thôi nghĩ về âm nhạc. Ở tuổi 33, cụ Kato dự kỳ thi tuyển sinh vào Trường Âm nhạc Nagoya nhưng bị trượt.

Trong thời gian rảnh rỗi, cụ Kato chơi piano và koto (một nhạc cụ Nhật Bản khá giống đàn hạc). Nhưng trong sâu thắm, cụ vẫn muốn được học nhạc một cách chuyên nghiệp ở trường đại học.

Vào năm ngoái, con gái cả của cụ Kato là bà Itsuko (48 tuổi, giáo viên dạy nhạc ở trường tiểu học) bỗng hỏi mẹ: “Tại sao mẹ không thi tuyển sinh lần nữa?”. Và thế là cụ Kato quyết định thi xem sao. Cụ ông 75 tuổi Hideo, chồng cụ Kato, ước lượng khoản tiền học phí 4 năm đại học và khuyến khích cụ bà: “Cứ đi thi đi. Tiền không phải là vấn đề”.

Tháng 12 năm ngoái, cụ Kato dự một hội thảo dành cho thí sinh sắp thi trường nhạc. Cụ hát một đoạn trong vở Đám cưới Figaro. Ông Masato Matsushita, giảng viên khóa học Thanh nhạc, đã nghe cụ Kato trình diễn trong khoảng 2 phút rưỡi.

“Tôi thật kinh ngạc với chất giọng khỏe khoắn trẻ trung của cụ. Tôi nghĩ cụ rất thích hợp với khóa học vì giọng cụ thật sự khỏe. Tôi nghe giọng của một thí sinh 18 tuổi cũng không bằng cụ”, giảng viên này nhận xét.

Vào cuối tháng 2 năm nay, cụ Kato thi thực hành và phỏng vấn. Cụ đã vượt qua kỳ sát hạch và giành một suất để trở thành sinh viên khóa Thanh nhạc.

Cụ bà Kato vào học lớp với những bạn học đáng tuổi cháu cụ. Chương trình học bao gồm cả các buổi học giáo dục thể chất, tiếng Anh và tiếng Ý. Phần khó nhất với cụ là “Tôi phải dùng máy tính và điện thoại di động”. Với sự giúp đỡ của các bạn học, cụ Kato đang học cách đánh máy để gõ email.

Hàng ngày, cụ bà Kato đến trường mất khoảng 30 phút xe hơi. Cụ ông Hideo, người đưa đón cụ bà Kato đến trường, rất tôn trọng quyết định của vợ. “Bà ấy luôn là người giàu đam mê và có khát vọng học tập mạnh mẽ. Năng lượng đó càng làm tôi kinh ngạc vì giờ đây bà ấy đã ngoài 70 tuổi. Tôi muốn bà ấy để ý đến cơ thể để có thể làm việc và học hành tốt nhất”.

Được biết hiện tại cụ ông Hideo đảm nhận việc nhà để cụ bà đi học, ngoại trừ việc giặt là.

Ước mơ tiếp theo của cụ bà Kato là gì? “Bởi vì tuổi cao, tôi có thể hiểu nghĩa lời ca sâu sắc hơn người trẻ. Đôi khi tôi muốn thử hát một cái gì đó giống như hát vở opera Madame Butterfly bằng tiếng Nhật cùng với dàn nhạc đằng sau”.

Cập nhật liên tục các tin tuc trong ngay một cách nhanh chóng và sớm nhất tại đây