Đề thi và chuyện “động não” của học trò
Phụ huynh sợ con thua kém, còn giáo viên mong học sinh “trúng tủ” nên họ thường có phản ứng trước những đề thi đòi hỏi trẻ phải động não.
Mới đây, đề thi học kỳ môn Văn lớp 9 ở TPHCM gây “sốt” khi được cho là “đánh đố” học trò khi hỏi tác giả của đoạn trích tác phẩm phê bình văn học “Tiếng nói văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi nói về hai câu thơ “Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
>>> Xem tra cứu điểm thi tốt nghiệp thpt 2015
Xin gác chuyện đề thi ra đã hợp lý, hợp chuẩn chưa sang một bên. Với một tác phẩm học sinh (HS) đã được học với câu hỏi tác giả là ai thì không có do gì để các em nhầm lẫn một đoạn trích phê bình văn học với tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Dù chưa một HS nào lên tiếng bị nhầm đề nhưng ngay sau buổi thi, một số giáo viên (GV) đã bức xúc khi cho rằng đề thi “đánh đố” các em. Họ lo ngại cách ra đề như vậy sẽ gây thiệt thòi cho những HS bị nhầm lẫn, các em sẽ bị điểm thấp.
Có thể nói, GV đã đánh giá khả năng của các em quá thấp. Và khi xem nhẹ năng lực của các em, nhiều người có xu hướng… đổ lỗi cho đề thi như một cách “bảo vệ” học trò. Còn vì đâu với câu hỏi có thể nói là đơn giản như vậy mà các em bị nhầm lẫn lại ít được GV quan tâm.
Đề thi có thể thiếu sót nhưng vì sao các em đi thi lại không đọc kỹ đề, làm bài mà không tư duy, động não hay có thể lắm HS không phân biệt nổi đoạn phê bình văn học và đoạn thơ… là những câu hỏi người thầy cần đặt ra. Đó cũng là trách nhiệm của họ.
>>> Xem hoc toan tren mang
Cách đây không lâu, phụ huynh ở TPHCM cũng phản ứng dữ dội lên Sở, Phòng Giáo dục trước đề thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 5 yêu cầu“Tả trường em sau buổi học” do một số em làm nhầm thành tả… giờ ra chơi.
Những phụ huynh có con làm “lệch” cho rằng đề thi đánh đố trẻ, yêu cầu phải chỉnh đáp án để điểm số của con không bị thiệt. Thay vì giúp con nhận ra điểm chưa được của mình để khắc phục, việc đầu tiên họ làm là đòi quyền lợi cho con không kể đúng sai.
Một lãnh đạo của Sở GD-ĐT TPHCM khi đó tiết lộ rằng, do trong phần ôn luyện các em đã được “tủ” bài “Tả trường em trước buổi học”. Thế nên khi đề thi chỉ đổi thời gian “trước” thành “sau” buổi học đã làm nhiều em lúng túng ngay.
Trước mỗi đề thi gây tranh cãi, chúng ta càng thấy rõ rằng dường như phụ huynh thường có tâm lý sợ con thua kém, sợ con phải đối diện với khó khăn. Còn GV luôn mong HS “trúng tủ”, đi thi gặp những đề được mình ôn sẵn.
Đó cũng là lý do trước những đề thi đòi hỏi trẻ phải động não họ thường phản ứng ngay theo kiểu… đổ hết lỗi cho đề thi.
Nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực – nguyên giảng viên Trường ĐH Sài Gòn bày tỏ, điều đáng sợ nhất trong giáo dục của ta là người lớn muốn giải quyết, làm sẵn cho con trẻ mọi việc. Trong khi nhiều người có xu hướng nhìn vấn đề theo một chiều và áp đặt.
Trước một bài khó, thay vì các em cần động não, giải quyết bằng tư duy của mình thì hiện nay được bố mẹ “đẩy” đến lớp học thêm, thầy cô chỉ sẵn cách giải quyết các dạng bài đến khi thi chỉ việc chép như một cái máy. Cái gì các em cũng được “mớm” sẵn, không được tạo điều kiện để tự học nên các em rất lười tư duy, lười động não.