Chấn thương dây chằng đầu gối khi chơi thể thao

Chấn thương dây chằng đầu gối là một trong các chấn thương trong bóng đá, hãy cùng tìm hiểu biểu hiện của chấn thương dây chằng và cách điều trị ra sao nhé!

Chấn thương dây chằng đầu gối là tình trạng gì?

Chấn thương dây chằng đầu gối

Dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, chủ yếu bao gồm các phân tử collagen dài và dai. Các dây chằng có nhiệm vụ nối các xương trong và quanh khớp. Các dây chằng hạn chế khả năng di chuyển của khớp hoặc ngăn chặn các cử động nhất định. Các chấn thương dây chằng ở đầu gối – ví dụ như dây chằng chéo (ACL) phía trước – có thể khiến bạn bị thương. Chấn thương có thể khiến bạn rất đau và hạn chế những hoạt động thường ngày.

Triệu chứng bệnh Chấn thương dây chằng chéo trước

Các triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo trước gối thường bao gồm:

  • Một tiếng “rắc” lớn hoặc cảm giác “popping” ở đầu gối
  • Người bệnh đau dữ dội và không thể tiếp tục hoạt động
  • Sưng nhanh
  • Mất phạm vi cử động của khớp
  • Lỏng gối với các triệu chứng như người bệnh có cảm giác chân yếu khi di chuyển, gặp khó khăn hoặc không đứng trụ một chân khi đứng lên ở bên chân bị chấn thương.
  • Ở những trường hợp phát hiện muộn thì đùi bên chấn thương của người bệnh có thể đã nhỏ dần so với bên lành do teo cơ. Nguyên nhân có chấn thương dây chằng chéo trước khiến người bệnh vận động đau, dẫn tới người bệnh hạn chế vận động.

Điều trị hiệu quả

Chấn thương dây chằng ở đầu gối từ nhẹ đến vừa có thể tự lành. Để tăng tốc quá trình hồi phục, techzoneaz.com chia sẻ cho bạn như sau:

  • Cho đầu gối nghỉ ngơi. Bạn nên tránh gây áp lực nặng lên đầu gối và cần phải sử dụng nạng một thời gian;
  • Chườm đá đầu gối từ 20 đến 30 phút mỗi 3 đến 4 giờ để giảm đau và giảm sưng. Bạn chườm từ 2 đến 3 ngày hoặc cho đến khi hết sưng;
  • Nẹp đầu gối: đặt băng kẹp, dây đai lên đầu gối để giảm sưng;
  • Nâng đầu gối lên khi bạn ngồi hoặc nằm xuống;
  • Đeo nẹp đầu gối để cố định đầu gối và bảo vệ đầu gối khỏi bị thương tích thêm;
  • Dùng thuốc giảm đau chống viêm. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxyn sẽ giúp giảm đau và sưng tấy. Bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có thắc mắc hoặc cảm thấy rằng bạn vẫn cần dùng thuốc sau 7 đến 10 ngày;
  • Thực hành các bài tập kéo căng cơ háng và tăng cường cơ nếu bác sĩ đề nghị. Bạn không tập các bài tập quá nhiều để tránh gây đau.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Chấn thương dây chằng đầu gối khi chơi thể thao, thông tin chỉ mang tính chất cho bạn đọc tham khảo