VTV đàm phán thất bại không mua được bản quyền ASIAD 2018

Trong những nỗ lực cuối cùng để đưa bản quyền Asian Games 2018 về Việt Nam của VTV đã chính thức thất bại, với nguyên nhân xuất phát từ việc đối tác đưa ra giá quá cao. Xem thông báo chính thức tại đây.

Vấn đề bản quyền các giải đấu thể thao tiếp tục trở thành đề tài gây xôn xao. Chỉ có điều, lần này VTV phải “bó tay” bởi đối tác hét giá quá cao.

Cách đây chưa lâu, nhà đài lớn nhất Việt Nam suýt không sở hữu được bản quyền World Cup 2018. Cuối cùng, phải nhờ tới sự trợ giúp của 2 đơn vị kinh tế hàng đầu Việt Nam, 14 triệu USD là cái giá phải trả cho 64 trận đấu tại Nga.

Việc VTV gặp khó, thậm chí thất bại trong đàm phán bản quyền truyền hình đã được dự báo từ lâu. Từ sau thương vụ VTC mua bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh trong 3 mùa từ năm 2007 đến năm 2010, rồi sau đó là K+ có bản quyền Ngoại hạng Anh trong 6 mùa tiếp theo, nhiều người đã mường tượng viễn cảnh chát chúa của giá bản quyền sẽ sớm đến.

Một tin cực kỳ xấu đối với người hâm mộ thể thao Việt Nam, đặc biệt những tín đồ yêu thích trái bóng tròn, nơi có sự góp mặt của đội tuyển U23 Việt Nam khi VTV chính thức tuyên bố không thể sở hữu bản quyền Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 (Asian Games 2018) vì giá đối tác đưa ra quá cao.

Theo nhan dinh bong da hom nay, Đài Truyền hình Việt Nam liên tục đàm phán với đối tác KJSMWORLD CORP, công ty có trụ sở tại Hàn Quốc (đơn vị mua lại từ Ban tổ chức Á vận hội) nhưng tình thế vẫn đi vào ngõ cụt. VTV muốn mua gói không độc quyền để phát miễn phí nhưng phía đối tác chỉ chào bán gói độc quyền với giá cao.

Như vậy khác với VCK World Cup 2018, người hâm một thể thao Việt Nam chính thức không thể xem trực tiếp các trận đấu ASIAD 2018 qua TV hay Internet. Đây quả thật là một điều rất đáng tiếc dành cho người hâm mộ nước nhà.

Do không có bản quyền Asian Games 2018 nên các đơn vị truyền thông của Việt Nam sẽ khó có được hình ảnh phát sóng quay trọn vẹn trận đấu, thậm chí là các clip ngắn cũng không được khai thác, bởi vì Indonesia quản lý bản quyền rất nghiêm ngặt, cho dù có tác nghiệp máy quay ở nơi diễn ra sự kiện cũng bị coi là vi phạm bản quyền (trừ phỏng vấn nhân vật bên lề sự kiện).

Người hâm mộ Việt Nam chỉ còn trông đợi vào cơ quan truyền thông có mặt tại Indonesia sẽ trực tuyến diễn biến từ các trận đấu của Olympic Việt Nam đến các nội dung thi quan trọng có thể giành huy chương trên các phương tiện báo in và báo mạng.

Thực tế, 2018 là năm cực kỳ sôi động với nhiều sự kiện thể thao lớn nhỏ. Từ tháng 1 với vòng chung kết U23, cho tới tận tháng 12 với AFF Cup, người hâm mộ thỏa sức theo dõi các giải đấu. Bởi vậy, việc lựa chọn “buông” hay không “buông” sự kiện nào cũng cần tính toán.

Có thông tin vòng chung kết U19 Đông Nam Á 2018 từng được VTV cân nhắc mua bản quyền. Đáng tiếc là nó diễn ra trùng thời điểm với World Cup nên sức hút không còn bao nhiêu. Đó cũng có thể là lý do khiến đài quốc gia không mặn mà với bản quyền ASIAD.

Một trong những động thái tích cực là VTV thông báo sẽ liên tục sản xuất tin, phóng sự, phỏng vấn, những hình ảnh nổi bật của các vận động viên Việt Nam trong các môn thi đấu, để phát sóng kịp thời trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam như là một hành động đền đáp thiệt thòi cho người hâm mộ.

Tạm quên nỗi buồn đó, trước mắt người hâm mộ bóng đá có thể xem các trận đấu của U23 Việt Nam tại giải U23 Vinaphone Cup 2018 diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình từ ngày 3 đến 7/8. Đây sẽ là giải đấu khởi động cho các học trò HLV Park Sang-heo có chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào ASIAD 2018.

>>nhan dinh bong da hom nay<<

Một số thống kê tại ASIAD 2014 của đoàn thể thao Việt Nam

– Giành 36 tấm huy chương các loại
– 1 HCV của võ sĩ Dương Thúy Vi bộ môn Wushu
– 10 HVB
– 25 HCĐ
– Đứng thứ 21/37 các quốc gia tham dự

Tại Á vận hội năm nay, đoàn thể thao Việt Nam tham dự với 523 thành viên (352 VĐV), thi đấu tranh tài ở 32 môn và đặt mục tiêu giành ít nhất 3 HCV.