Vì sao Việt Nam không thể trực tiếp mua bản quyền Ngoại hạng Anh
Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn mua lại bản quyền Ngoại hạng Anh qua tay một nhà phân phối nước ngoài. Do đó, đơn vị trong nước đứng ra mua sản phẩm này để phục vụ sản xuất chương trình truyền hình phải chịu thêm một khoản chênh không nhỏ so với giá trị thực. xem lich thi dau bong da hom nay tại đây Từ con số 3,972 triệu đôla VTC chi ra năm 2007, đến năm 2010 K+ đã phải bỏ tới 33,5 triệu đôla để sở hữu bản quyền truyền hình giải đấu số một xứ sương mù. Theo một số nguồn tin mức giá cho gói bản quyền trong ba năm tiếp theo sẽ “rất khủng khiếp”.
Gần đây Bộ Thông tin và Truyền thông phải có công văn đề nghị các đài truyền hình và đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền cùng phối hợp trong đàm phán bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh trên tinh thần không chấp nhận mua bằng mọi giá. Tuy nhiên để làm được điều này lại không hề dễ.
Ngoại hạng Anh là giải đấu được yêu thích nhất tại Việt Nam. Ảnh: Reuters. |
Quy trình đấu thầu các gói bản quyền Ngoại hạng Anh phức tạp và bí mật. Ngay cả Virgin Media, một công ty truyền hình cáp quy mô lớn ở Anh cũng phải than thở về điều này. Theo thỏa thuận của 20 CLB Ngoại hạng Anh, bản quyền truyền hình thường được chia làm bảy gói cho mỗi khu vực, các đơn vị có quyền mua từng gói lẻ.
Trong thời hạn tiếp nhận đề nghị, tất cả các đơn vị tham gia đấu thầu đều không biết có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh. Ngoại hạng Anh có chủ trương giấu kín số lượng đơn vị tham gia đấu thầu, những ai đang nhắm đến gói bản quyền nào, khu vực nào, ai đề nghị giá bao nhiêu. Cách vận hành này được gọi là “đấu thầu mù”, nó được điều hành bởi một cơ quan riêng biệt của Ngoại hạng Anh.
Trong lịch sử, đại diện các đài truyền hình Việt Nam có tham gia đấu thầu bản quyền Ngoại hạng Anh, mà VTV là đơn vị đứng ra đàm phán trực tiếp nhưng không thắng được các công ty nước ngoài. Xem ket quabong da anh tại đây Đó là bởi đối thủ của các đài Việt Nam am hiểu rất kỹ nền công nghiệp thể thao mà họ đang hoạt động.
Trong tay họ là đội ngũ các chuyên gia thương mại thể thao, những người có thể dự đoán gần chính xác giá bản quyền của từng khu vực sẽ tăng thế nào, đâu là “mỏ vàng” cần khai thác và cần đề nghị giá bao nhiêu để thắng được gói bản quyền mà họ nhắm đến. Đấy là chưa kể đến mối hợp tác lâu dài giữa các công ty này với Ngoại hạng Anh, đảm bảo cho họ sự ưu ái hơn đối thủ nếu có cạnh tranh xảy ra.
Ở khía cạnh này, các đài truyền hình Việt Nam còn “ngây thơ” so với những công ty quốc tế như IMG, ESPN, Dentsu hay MP&Silva. Xét về tiềm lực tài chính, các đài Việt Nam có thể đủ sức cạnh tranh sòng phẳng. Nhưng khi tham gia một cuộc chiến mà bạn không thực sự hiểu nó diễn ra như thế nào thì cửa thắng luôn rất thấp.
Chia sẻ thêm về điều này, ông Lê Đình Cường, Tổng thư ký Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam, thừa nhận: “Các đài truyền hình Việt Nam thua đối tác nước ngoài ở khoản nắm thông tin. Họ thường có ‘tay trong’, biết giá bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh sẽ tăng bao nhiêu phần trăm so với các mùa giải trước để đưa ra giá đấu thầu hợp lý hơn”.
Ông Cường cho hay, từng có kế hoạch các đài truyền hình ở Việt Nam liên kết lại để đấu thầu trực tiếp nhưng không thành. Nguyên nhân là bởi các đài có tiềm lực tài chính khác nhau, phương pháp kinh doanh, đấu thầu khác nhau nên không tìm được tiếng nói chung, không thể “trở thành một” để đấu với các công ty nước ngoài.
Câu chuyện bản quyền truyền hình vẫn là vấn đề muôn thuở ở Việt Nam. Ảnh:Reuters. |
Ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc kênh thể thao VTC3 – đơn vị đầu tiên độc quyền Ngoại hạng Anh ở Việt Nam, thì cho rằng ngay kể cả khi các đài truyền hình của Việt Nam chịu chi giá cao cũng khó có thể giành chiến thắng. “Không phải cứ đưa ra giá cao nhất là thắng. Cuộc đấu thầu này còn có yếu tố quan hệ bên trong. Thêm đó, họ còn tính tới chuyện bức tranh chung bản quyền hình ảnh Ngoại hạng Anh trên thế giới”.
“Trường hợp không nhà đài nào ở Việt Nam từ chối mua cũng có thể xảy ra, khiến công ty nào nắm giữ bản quyền chết lỗ. Tuy nhiên, thường các công ty nước ngoài nhảy vào lĩnh vực này đều có nền tài chính cực mạnh, hơn nữa họ không mua riêng bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh ở Việt Nam. xem lich thi dau ngoai hang anh tại đây Các công ty này sẽ mua cho cả khu vực Đông Nam Á hay châu Á Thái Bình Dương nên có thể lấy lãi ở nước này bù cho nước kia khi xảy ra trường hợp không bán được ở một quốc gia nào đó”.
Ngoại hạng Anh mong muốn một đối tác mang lại cho họ sự an toàn. Và các công ty trung gian như IMG hay MP&Silva cho họ điều ấy, đảm bảo rằng Ngoại hạng Anh sẽ đến được với khán giả Việt Nam với một sự hào nhoáng, rực rỡ như cách mà họ muốn.
Ở các công ty phân phối, họ có đội ngũ marketing luôn duy trì sự liên lạc với ban tổ chức Ngoại hạng Anh, sẵn sàng xử lý những yêu cầu nhỏ nhất. Điều đó khiến họ được ban tổ chức giải tin tưởng. Trong khi các đài Việt Nam chưa thể đủ tự tin, “chắc tay” để làm việc này.
Thay vì có được một món hàng bằng sự thông thái, chúng ta đang chấp nhận mua nó với giá cao hơn để tránh phiền phức.