Từ những kẻ khốn cùng đến người hùng
Barca được đánh giá cao hơn đội bóng đá số Juventus, nhưng cơ hội đi vào lịch sử bằng cú ăn ba vĩ đại vẫn được chia đều cho hai vị HLV trẻ hàng đầu châu Âu hiện tại.
Ở cả lĩnh vực điện ảnh lẫn thể thao đều tồn tại khái niệm “under-rated”, tức là những nhân vật xuất sắc nhưng không nhận được sự đánh giá đúng với năng lực của họ.Bên cạnh đó là thông tin livescore. Trong điện ảnh, chúng ta có thể kể ra vài cái tên như Woody Harrelson, Gary Oldman, Casey Affleck, Stanley Tucci, Benicio Del Toro hay Sam Rockwell. Ở những bộ phim mà họ tham gia diễn xuất, có thể phần đông công chúng tỏ ra không yêu thích, nhưng những người hâm mộ điện ảnh chân chính hoặc giới chuyên môn luôn ghi nhận tài năng của họ.Trong bóng đá, Max Allegri là một trong những cái tên “under-rated” nhất. Giữa tháng bảy năm ngoái, làng bóng đá Italy nói chung và cổ động viên Juventus nói riêng nhận một cú sốc lớn khi HLV Antonio Conte – kiến trúc sư cho những thành công của Juve – bất ngờ tuyên bố từ chức.
Thế nhưng, các bianconeri (tên thường gọi của người hâm mộ Juventus) còn sốc hơn khi biết tin ban lãnh đạo CLB đưa Max Allegri, khi đó đang thất nghiệp, về Juventus Arena để thay thế Antonio Conte. Thành Torino, vì thế, chìm trong làn sóng phản đối dữ dội. Những người ủng hộ Juventus không thể tin rằng đội bóng đang thống trị Italy lại bị tiếp quản bởi một gã được coi là “chuyên gia bị sa thải”.
Nhưng giờ đây, ban lãnh đạo Juventus chứng tỏ rằng họ đã không điên rồ. Rất ít người tin rằng, chỉ sau một năm lên nắm quyền, Allegri giờ đây còn thành công hơn cả Conte. Link xem truc tiep bong da hôm nay tại đây. Vì sao lại khẳng định như vậy, trong khi Juventus của Allegri mới chỉ đoạt được những danh hiệu giống như thời của Conte? Câu trả lời là: Conte có thể vô địch Seria A ba mùa liên tiếp, nhưng Juventus dưới thời ông này chỉ là “kẻ chầu rìa” ở Champions League. Allegri thì ngược lại, ông đã quá quen với những màn đấu trí đỉnh cao ở sân chơi này. Ngay mùa đầu tiên chèo lái con tàu Juventus, chiến lược gia sinh năm 1967 đã sắp đưa con tàu ấy cập bến chung kết Champions League lần đầu tiên sau 12 năm.
Tương tự Allegri, Luis Enrique cũng mới có mùa đầu tiên cầm quân ở đội bóng của ông. Cả hai đều đang đứng trước cơ hội đi vào lịch sử với cú ăn ba vĩ đại. Nhưng đấy là những điểm tương đồng. Vậy còn dị biệt? Cũng rất đáng kể.
Luis Enrique trưởng thành, trong vai trò HLV, ở Serie A – giải đấu nặng tính chiến thuật nhất thế giới, nhờ một năm dẫn dắt Roma. Ông tự tin sẽ vực dậy Barca, biến đội bóng này thành một hình ảnh khác hẳn so với những gì người ta đã biết, bằng chính con đường chiến thuật. Chặng đường khẳng định bản thân của Enrique thậm chí còn gian nan hơn Allegri rất nhiều. Đã có lúc, mối lương duyên của ông với Barca tưởng chừng “giữa đường đứt gánh” vì những mâu thuẫn khó dung hòa với các ngôi sao – trong đó có Lionel Messi. Nhưng cuối cùng Enrique vẫn trụ vững và thành công.
Mấu chốt trong sự thăng hoa của Barca hiện nay là cách sử dụng “bộ ba hủy diệt” Messi – Suarez – Neynar rất sáng tạo của Luis Enrique. Hoàn toàn có thể so sánh bộ ba đã ghi đến 120 bàn trên mọi đấu trường này với các “siêu anh hùng” trong loạt phim bom tấn “Avengers” của hãng Marvel. Neymar giàu có, thích sự hào nhoáng và luôn muốn làm trung tâm của sự chú ý, rất giống Iron Man (Tony Stark). Messi chăm chỉ tập luyện, không thích sự ồn ào, chẳng khác Captain America là bao. Về phần Suarez, có lẽ anh rất giống… người khổng lồ xanh Hulk. Mỗi khi giận dữ, Suarez – giống như Hulk, đều trở nên cực kỳ đáng sợ, cả về khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực.
Từng người trong số họ đều là ngôi sao lớn, được trọng vọng bậc nhất ở quốc gia của mình. Nhưng tất cả đều quy phục dưới trướng của “Nick Fury” (Luis Enrique). Chiến lược gia 45 tuổi đã làm rất tốt việc tạo dựng thông tin chung của toàn đội, để giúp tam tấu M-S-N ghi nhiều bàn thắng nhất có thể.
Allegri cũng là một con người của Calcio. Nhưng ông không quá câu nệ chiến thuật. Ông từng nói: “Đối với tôi, bóng đá phải là màn trình diễn của các ngôi sao và họ phải được tự do thể hiện phẩm chất của mình.” Tuy vậy, trên thực tế, dấu ấn chiến thuật của Allegri ở Juventus vẫn rất rõ ràng. Ông đã xây dựng cho đội bóng này lối chơi đa dạng, linh hoạt, sơ đồ thi đấu cũng thường xuyên hoán đổi. Allegri không phải là tín đồ của bất cứ sơ đồ chiến thuật nào.
Với Allegri, Juventus không còn lệ thuộc vào Pirlo, vì trọng trách được san sẻ lên vai Vidal, Pogba, Marchisio, hay Pereyra, hoặc thậm chí cả Sturaro. Được dúi vào tay Morata, Allegri liền biến anh trở thành một sát thủ lợi hại. Với Allegri, chiến thuật đơn thuần chỉ là thứ công cụ để giúp ông phát huy khả năng của học trò ở mức tốt nhất. Việc của Allegri là nghĩ ra những thông tin, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, để giúp các ngôi sao như Carlos Tevez, Pirlo hay Pogba tỏa sáng, chứ không phải gò ép các ngôi sao vào lối chơi ưa thích của ông.
Sân vận động Olympic (Berlin) từng chứng kiến tuyển Italy nâng cao chiếc cúp vàng World Cup danh giá năm 2006. Chín năm sau đó, người Italy đang chờ đợi một chiến công tương tự với lứa cầu thủ Juventus hiện tại. Bóng đá Italy đang chạm đáy suy thoái và cần một cú hích tinh thần lớn, mà tốt hơn cả là chức vô địch châu lục của Juventus.
Với Barca, trận đấu này mai là cơ hội để họ khẳng định vị thế một quyền lực của bóng đá châu lục sau ba năm liền phải khuất sau bóng các nhà vô địch là Chelsea, Bayern và Real Madrid. Đó cũng là nơi Messi thể hiện với cả thế giới bóng đá rằng anh đã sẵn sàng đòi lại “pole”, sau hai năm liền phải về sau Ronaldo ở cuộc đua cá nhân tranh – Quả bóng Vàng FIFA, là nơi để những Suarez, Neymar, Rakitic khẳng định chỗ đứng của họ trong lịch sử.
Nhưng để đạt được những mục tiêu đó, cả Juventus lẫn Barca đều cần tới tài điều binh khiển tướng của người dẫn dắt họ. 90 phút, hoặc hơn, ở Berlin vì thế trở thành chiến địa để Allegri và Enrique so tài cao thấp, mà người thắng sẽ mặc nhiên được suy tôn làm nhà cầm quân hay nhất châu Âu mùa này.