Trẻ dậy thì sớm – những điều mẹ không thể làm ngơ
Trẻ em ngày nay có thể dậy thì từ khi mới 6 đến 8 tuổi, ở cả nam và nữ. Đây là điều không bình thường trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân của vấn đề này là gì và nó ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào? Các mẹ đừng bỏ qua chủ đề này. Hãy tìm hiểu để giúp con mình phát triển cả thể chất và tâm lý đúng với lứa tuổi của con.
Trẻ dậy thì sớm có những biểu hiện như: tuyến vú phát triển, tinh hoàn, lông mu, lông nách, mùi cơ thể, có kinh nguyệt và tốc độ tăng trưởng nhanh “vượt trội” ở giai đoạn 8 tuổi (đối với nữ) đến 9 tuổi (đối với nam).
>> Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ của bà bầu
Hầu hết các trường hợp dậy thì sớm ở trẻ đều khó xác định nguyên nhân. Trong một vài trường hợp, tuyến yên chịu trách nhiệm về sản xuất hoóc-môn cơ thể, phát triển buồng trứng và tinh hoàn bắt đầu sản xuất hoóc-môn sớm. Dấu hiệu của dậy thì sớm cũng liên quan đến các chức năng hoạt động của tuyến thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn. Để biết con mình có bị dậy thì sớm hay không, các mẹ có thể đưa con đi làm xét nghiệm để biết rõ tình hình phát triển của con.
>> Tìm hiểu bà bầu nên ăn gì sau sinh
Lớn nhanh, dậy thì sớm?
Trẻ phát triển rất nhanh ở tuổi dậy thì, khiến đầu xương đóng sớm hơn dẫn đến thời gian tăng chiều cao của con ngắn lại, trẻ sẽ thấp hơn bình thường.
Dậy thì sớm có thể khiến con bạn có diện mạo khác biệt với các bạn cùng tuổi và khiến chúng có rất nhiều áp lực. Cả nam và nữ khi dậy thì sớm đều phải đối mặt với những sự thay đổi lớn của cơ thể. Chúng có thể bị chế nhạo hoặc tự kỷ không dám chơi với bạn.
Chúng cũng có thể khó chấp nhận được những thay đổi trên cơ thể của mình, có những cảm xúc lạ lẫm mà từ trước đến giờ trẻ không có.
>> Bí quyết giảm cân sau sinh của chị em
Các bé nữ thường có xu hướng dậy thì sớm hơn các bé nam, bước vào các cuộc hẹn hò hoặc các hoạt động tình dục sớm hơn, và kết hôn sớm hơn các bạn cùng lớp. Ngoài ra, các bé nữ dậy thì sớm cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về hành vi, nguy cơ bị lạm dụng tình dục và tự tử. Nếu bạn quan tâm đến hành vi lạ của con mình, hãy để ý và theo dõi đến đời sống của con nhiều hơn để giúp con vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này.
Dậy thì sớm có thể kiểm soát được không?
Câu trả lời là có. Nếu chưa chắc chắn, bạn cũng có thể đưa con đến gặp chuyên gia để được được hỗ trợ về tâm lý và dinh dưỡng hợp lý. Thậm chí, một vài loại thuốc đặc trị được sản xuất để điều trị tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em, như nafarlin và leuproide.
Ngoài ra, phụ huynh nên khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động thể chất, xã hội và chơi với con để có thêm cơ hội được chia sẻ những lo lắng và mặc cảm về cơ thể của chúng.
>> Bí quyết giam can sau sinh của chị em
Môi trường sống có ảnh hưởng đến tình trạng dậy thì sớm?
Chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên, dù các nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe tin rằng trẻ bị dậy thì sớm liên quan đến sự cải thiện về chăm sóc sức khỏe của con người. Tỷ lệ béo phì tăng cũng liên quan đến vấn đề dậy thì sớm và những người trẻ thường có lượng oestrogens trong máu cao khiến ngực phát triển hơn. Các yếu tố khác gây ra dậy thì sớm được cho là liên quan đến chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo và lười vận động thể chất. Môi trường ô nhiễm, dược phẩm độc hại, thức ăn nhiễm độc (thịt, cá nuôi bằng thức ăn có hoóc-môn tăng trưởng, hoặc ăn thức ăn bẩn, hoặc sống trong môi trường nhiễm độc) cũng tác động đến nội tiết tố khiến việc sản xuất hoóc-môn bị rối loạn và gây ra dậy thì sớm.
Ý thức được mặt trái dậy thì sớm đối với trẻ em, cha mẹ nên quan tâm, chăm sóc sức khỏe trẻ em về cả thể chất và tinh thần hợp lý để con không bị mất đi tuổi thơ hồn nhiên và có sự phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa của chúng.