Tìm hiểu về luật homegrown

Luật “homegrown” đã khiến các cầu thủ Anh đắt như tôm tươi. Đó là lý do vì sao Raheem Sterling đã phá vỡ kỉ lục chuyển nhượng của Man City, bong da so chia sẻ.

Thế nào là cầu thủ “homegrown”?

Nhằm nâng cao chất lượng các ĐTQG Anh, FA đã áp dụng luật “homegrown” vào Premier League. Theo đó, cầu thủ “homegrown” là những người không phân biệt quốc tịch và tuổi tác, đã từng được đăng kí ở 1 CLB (với FA hoặc LĐBĐ xứ Wales) trong khoảng thời gian là 3 mùa giải (hoặc 36 tháng) trước sinh nhật tuổi 21.


Fabregas được tính là cầu thủ “homegrown” nhờ khoảng thời gian thi đấu ở Arsenal

Điều đó giải thích tại sao Alex Song, người sinh ra ở Cameroon nhưng vẫn là cầu thủ thuộc diện “homegrown” khi anh gia nhập Arsenal từ khi còn là thiếu niên. Tương tự là trường hợp của những Gael Clichy hay Cesc Fabregas…

Điều luật quy định ra sao?

Các CLB ở Premier League được phép đăng kí tối đa 25 cầu thủ trong đội hình. Trong số đó, phải có ít nhất 8 cầu thủ thuộc diện “homegrown”.

Có 1 chi tiết đáng chú ý trong điều luật này là các CLB được phép đăng kí tùy ý các cầu thủ dưới tuổi 21 (không bị giới hạn). Hay nói cách khác, những cầu thủ dưới tuổi 21 như Raheem Sterling không cần thiết phải đưa vào danh sách đăng kí 25 cầu thủ chính thức của Man City mà vẫn có thể tham dự lich thi dau ngoai hang anh Premier League.

 
HLV Wenger ít khi phải quan tâm tới luật “homegrown” ở EPL

Man City và Chelsea không đủ 8 cầu thủ “homegrown” thì sao?

Điều luật trên của FA đã khiến không ít CLB gặp khó khăn, đặc biệt là những đội bóng lớn. Tuy vậy, họ vẫn có cơ hội nách luật bởi FA không ép các CLB phải điền đầy đủ danh sách 25 cầu thủ đăng kí. Cụ thể, nếu bạn chỉ có 6 cầu thủ diện “homegrown”, bạn chỉ cần đăng kí 23 cầu thủ là đáp ứng yêu cầu.

Có 1 chi tiết đáng chú ý là danh sách 25 cầu thủ mà FA yêu cầu chỉ tính các cầu thủ trên tuổi 21. Do đó, các CLB ở Anh có thể sử dụng những tài năng trẻ U21 ở bất cứ quốc gia nào 1 cách tùy ý.

Tại sao Man City lại chiêu mộ Sterling?

Raheem Sterling hiển nhiên là 1 cầu thủ thuộc dạng “homegrown” nhưng do mới 20 tuổi, cầu thủ này không cần phải tính vào danh sách 8 cầu thủ “homegrown” như yêu cầu của FA. Vậy tại sao Man City vẫn quyết định chiêu mộ tài năng trẻ này.

 

Đơn giản bởi đây là bản hợp đồng mang tính lâu dài. Trong khoảng 1-2 năm tới, Sterling sẽ qua tuổi 21, không thể đăng kí dự lich thi dau bong da Premier League theo kiểu tự do. Khi ấy, tài năng trẻ gốc Jamaica sẽ được tính là cầu thủ “homegrown” của Man City.

Hơn nữa, với các CLB lớn, số lượng cầu thủ Anh đủ chất lượng dự Champions League là không nhiều. Ngoài yêu cầu ở Premier League, Man City còn cần Sterling cho sân chơi số 1 châu Âu. Rất nhiều yếu tố cộng lại đã đẩy mức giá cầu thủ này lên con số 49 triệu bảng.

Các CLB đang làm gì để chống lại luật “homegrown”?

Liverpool, Arsenal, Man Utd và Tottenham không phải lo tới điều luật trên bởi họ đã đủ, thậm chí thừa cầu thủ “homegrown”. Nhưng Man City thì khác. Hiện tại, gã nhà giàu thành Manchester mới chỉ có vỏn vẹn 3 cầu thủ thuộc dạng “homegrown” là Joe Hart, Gael Clichy và Richard Wright (Sterling dưới tuổi 21 không cần đăng kí).

Man City từng chi 8 triệu bảng cho Fabian Delph nhưng bất thành. Nếu không thể chiêu mộ thêm cầu thủ “homegrown” nào khác trong Hè này, Man City sẽ phải cắt giảm đội hình mùa tới xuống con số 20 (đăng kí với FA, tất nhiên không tính những cầu thủ U21). Đây là 1 trong những cách mà các CLB ở Anh thường sử dụng để đối phó với luật “homegrown”.

Chelsea chỉ đăng kí 20 cầu thủ ở mùa giải trước

Tình thế của Man City hiện tại khá giống với Chelsea ở mùa giải trước. Do không thể chiêu mộ thêm cầu thủ thuộc dạng “homegrown”, HLV Jose Mourinho chỉ đăng kí vỏn vẹn 20 cầu thủ. Trong đó, ông đã sử dụng tối đa 17 cầu thủ nước ngoài (không thuộc dạng “homegrown”).

 
Mourinho từng phải cắt gọt đội hình vì luật “homegrown”

HLV Mourinho liên tục than phiền về sự mệt mỏi của cầu thủ. Đội hình quá nhỏ cũng khiến The Blues gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giai đoạn lượt về. Chưa kể, họ còn gặp khó khăn ở Champions League. Nhưng cuối cùng, Chelsea đã đăng quang Premier League. Do đó, Man City vẫn có thể làm nên chuyện nếu buộc phải cắt gọt đội hình để đáp ứng yêu cầu của FA.

Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai?

Man City và Chelsea cần ít nhất 3-4 cầu thủ Anh hoặc dạng “homegrown” để đáp ứng đầy đủ danh sách 25 cầu thủ cho mùa giải tới. Nhưng đó không phải chuyện dễ dàng. Đơn giản bởi điều luật trên của FA đã đẩy giá các cầu thủ Anh lên mức rất cao.

Mùa Hè năm ngoái, Liverpool từng phải chi 26 triệu bảng để có Adam Lallana. Trong khi với mức giá này, The Kop hoàn toàn có thể chiêu mộ 1 cầu thủ chất lượng từ các quốc gia khác. Hay mùa Hè này, Man City đã phải mất tới 49 triệu bảng để có Sterling, cầu thủ “homegrown” tương lai của sân Etihad.

Trong tương lai, giá của các cầu thủ Anh sẽ còn tiếp tục được đẩy cao, đặc biệt là những cầu thủ có khả năng đá chính hoặc đủ chất lượng dự Champions League.