Thông tin mới nhất về kỳ thi tuyển sinh năm 2015
Trước khi diễn ra kỳ thi quốc gia, Bộ giáo dục cho biết sự thay đổi nào cũng ít nhiều gây lo lắng nhưng việc đổi mới kỳ thi sẽ diễn ra theo hướng giảm áp lực.
Điểm thi 2015, thay vì tổ chức hai kỳ thi như trước đây sẽ chỉ còn một để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo đó, diem thi vao lop 10 2015 thí sinh phải thi 4 gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn trong số Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
Kết quả 4 môn này được sử dụng kết hợp với điểm trung bình cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cũng được sử dụng để tuyển sinh vào các ngành phù hợp của các trường ĐH, CĐ (nếu trường sử dụng các môn này để tuyển sinh).
Dựa trên ý kiến trao đổi, góp ý tra cuu diem thi tot nghiep của các chuyên gia giáo dục, và câu hỏi thực tiễn của học sinh, Bộ GD-ĐT đã trả lời loạt câu hỏi trong tài liệu Hỏi – Đáp về kì thi Trung học phổ thông quốc gia. Theo đó, Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng cung cấp một số thông mới về kỳ thi quốc gia như thời gian ban hành quy chế thi, đề thi ra sao, các trường tuyển sinh như thế nào…
Đổi mới gây lo lắng nhưng sẽ thực hiện gọn nhẹ
Năm 2016, Bộ GD-ĐT có đổi mới gì về kì thi THPT quốc gia hay không?
Phương án tổ chức kì thi THPT bắt đầu từ năm 2015 nên năm 2016 vẫn giữ ổn định về cơ bản. Nhưng sẽ có những điều chỉnh để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thi. Chẳng hạn, đề thi tiếp tục đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, các câu hỏi mở, các câu hỏi vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó.
Bộ GD-ĐT có tính đến quyền lợi của thí sinh, đối tượng bị tác động nhiều nhất trong đổi mới thi cử?
Việc đổi mới thi, tuyển sinh sẽ được thực hiện theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ. Tất nhiên, bất kì sự thay đổi nào cũng ít nhiều gây lo lắng cho các em, nhất là khi cách thi cũ đã tồn tại rất nhiều năm và trở nên quen thuộc, dù đã bộc lộ rõ một số hạn chế và tốn kém.
Thí sinh mệt mỏi kết thúc bài làm môn Toán tại trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: Lê Hiếu. |
Khi nào Bộ GDĐT công bố “Quy chế tuyển sinh 2015”?
Dự kiến quy chế kì thi THPT quốc gia sẽ được ban hành vào đầu năm 2015. Thông tin tuyển sinh của từng trường ĐH, CĐ sẽ được các trường ĐH công bố công khai trên trang tin điện tử của trường, đồng thời báo cáo về Bộ. Khi có đầy đủ thông tin, Bộ sẽ công bố công khai trên website của Bộ.
Trước kỳ thi này, học sinh có cần bổ sung kiến thức mới không? Bộ GD-ĐT có hướng dẫn gì trong việc ôn tập để tham dự kì thi không?
Trước mắt cũng chưa yêu cầu học sinh thay đổi nhiều trong cách học hay phải bổ sung kiến thức gì mới ngoài chương trình, sách giáo khoa phổ thông như các kì thi năm 2014.
Hiện nay nhiều thí sinh lo lắng ngoài các môn thi theo khối vào ĐH mà các em lựa chọn từ trước sẽ phải thi thêm một số môn khác, trong khi đó các em không đầu tư học những môn này nhiều, ví dụ thí sinh khối A thì không chú trọng học môn Ngữ văn, Ngoại ngữ. Nếu đề thi của kì thi chung khó như đề đại học thì các em không thể làm bài tốt được. Bộ GD có thể giải thích về điều này?
Đề thi trong kì thi THPT quốc gia sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đề thi bao gồm các câu hỏi ở mức độ từ dễ đến khó, đáp ứng yêu cầu cơ bản, phù hợp với hầu hết thí sinh (phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp) và yêu cầu nâng cao để phân hoá trình độ thí sinh (phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ).
Đa số các trường CĐ, ĐH sử dụng kết quả thi
Kỳ thi năm nay, các trường được phép tự chủ về tuyển sinh, tổ chức các kì kiểm tra bổ sung như phỏng vấn, kiểm tra năng khiếu, bài viết luận, xét học bạ ở bậc phổ thông… Vậy các trường có tổ chức thi các môn đã tổ chức thi trong kì thi THPT quốc gia hay không?
Để tuyển sinh vào trường ĐH, CĐ, các trường phải xây dựng phương án tuyển sinh đáp ứng các quy định tại quy chế tuyển sinh và công bố công khai để thí sinh tham khảo.
Các trường ĐH, CĐ chủ động đề xuất cách sử dụng kết quả của Kì thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh với phương án cụ thể: Lấy điểm những môn nào? Các tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển ra sao? Hệ số tính điểm của mỗi môn? Tổ chức các kỳ kiểm tra bổ sung với hình thức nào?… để xét tuyển sinh phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo.
Đa số các trường ĐH, CĐ đều thống nhất sử dụng kết quả thi quốc gia để xét tuyển, không tổ chức những môn cùng với kỳ thi này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù và yêu cầu của ngành đào tạo có thể tổ chức thi năng khiếu, viết luận, kiểm tra IQ…
Chậm nhất ngày 15/10/2014 các trường ĐH, CĐ công bố phương án sử dụng kết quả kì thi để tuyển sinh. Học sinh cần theo dõi thông tin cụ thể để chủ động học, ôn tập và định hướng lựa chọn ngành, trường để đăng kí dự thi.
Các trường tuyển sinh riêng sẽ được tổ chức thi vào thời gian nào?
Bộ GD-ĐT sẽ quy định cụ thể các đợt thi tuyển sinh riêng trong quy chế tuyển sinh (không trùng với kì thi THPT quốc gia). Các trường công bố thời gian tổ chức tuyển sinh trong Đề án tuyển sinh riêng.
Mỗi thí sinh có bao nhiêu nguyện vọng?
Bộ GD-ĐT có quy định mỗi thí sinh được sing up bao nhiêu nguyện vọng để dự tuyển vào ĐH, CĐ không?
Khi chưa có kết quả thi các em đã đăng kí nguyện vọng nên dẫn đến tình trạng thí sinh ảo nhiều. Năm 2015, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh và yêu cầu xét tuyển của các trường, Bộ sẽ xây dựng phần mềm quản lí dữ liệu kì thi. Phần mềm này hỗ trợ đăng kí thi, tuyển sinh với phương châm khắc phục những hạn chế, trong đó có tình trạng thí sinh ảo.
Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kì thi để tuyển sinh sẽ tiến hành xét tuyển trong 2 đến 3 đợt. Trong mỗi đợt, mỗi thí sinh sẽ được đăng kí một số nguyện vọng (được quy định cụ thể trong Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy).
Thí sinh thi lại, liên thông sẽ thi như thế nào?
Những thí sinh thi từ những năm trước chưa đạt kết quả, năm 2015 thi lại thì phải thi những môn nào của kì thi THPT quốc gia?
Nếu thí sinh chưa tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước, tham dự kì thi THPT quốc gia 2015 để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH, CĐ thì phải thi 4 môn tối thiểu, gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí. Ngoài 4 môn thi tối thiểu, có thể đăng kí thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước, năm nay chỉ cần đăng kí thi các môn phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT có quy định gì dành cho thí sinh thi liên thông (chưa đủ 36 tháng sau khi tốt nghiệp) tham dự kì thi?
Thi liên thông được quy định trong Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐTngày 25/12/2012. Những thí sinh có bằng tốt nghiệp trung, cao đẳng chưa đủ 36 tháng thì dự thi kỳ thi THPT quốc gia. Các thí sinh này cần sing up thi những môn cần thiết để xét vào các ngành của trường ĐH, CĐ lựa chọn. Hiện nay, chưa có quy định nào về vấn đề ưu tiên cho thí sinh thuộc nhóm này.