Thai nhi 38 tuần tuổi – bé biết nắm tay thật chặt
Tuần 37, bé đã nặng 2,8kg và dài hơn 48cm; não tiếp tục phát triển và phổi trưởng thành hơn. Lúc này, có thể nhiều mẹ bầu đã đón được bé yêu chào đời khỏe mạnh rồi, còn mẹ nào vẫn chưa “vỡ chum” thì tiếp tục theo dõi xem thai nhi 38 tuần tuổi phát triển như thế nào nhé!
>> xem cách đặt ten dep cho bé theo phong thủy
Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi
Bước sang tuần 38, con yêu của mẹ đã thực sự tròn trĩnh lên rồi, bé nặng khoảng 3kg và dài hơn 50cm. Bé đã có thể nắm tay thật chặt như lần nắm tay đầu tiên của con khi vừa chào đời. Các cơ quan trong cơ thể đã phát triển khá ổn định, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài.
Mẹ có băn khoăn về màu mắt của con lúc sinh ra? Liệu mẹ có biết rằng, nếu con được sinh ra với ánh mắt màu nâu thì đôi mắt đó phần nhiều vẫn giữ nguyên màu sắc khi con trưởng thành. Nhưng nếu ánh mắt con sinh ra có màu xám hoặc xanh thì khi con được 9 tháng tuổi, cặp mắt ấy phần lớn sẽ chuyển thành màu nâu hoặc hạt dẻ. Điều này có thể do sự tăng sắc tố ở tròng mắt sau khi sinh.
Thai nhi 38 tuần tuổi – cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
Rất nhiều phụ nữ mang thai nói rằng 2 tuần cuối trong quá trình mang thai khiến họ bồn chồn, đứng ngồi không yên. Nhưng mẹ hãy tận dụng những ngày này để chuẩn bị cho quãng thời gian khó khăn đầu tiên sau khi sinh em bé. Hãy nghỉ ngơi, đọc sách và dành thời gian bên cạnh ông xã nhiều như có thể nhé.
Sự phù lên trông thấy của bàn chân và mắt cá chân là hết sức phổ biến trong giai đoạn nước rút này. Nhưng nếu có các dấu hiệu bất thường như sưng quá to ở chân, mắt cá chân và thậm chí ở bàn tay, xuất hiện bọng xung quanh mắt hoặc tăng cân đột ngột, đau đầu dai dẳng, dữ dội, thị lực thay đổi (mờ mắt, hay thấy những đốm đen hoặc nhạy cảm với ánh sáng) đau bụng trên dữ dội, buồn nôn, ói mửa… thì đừng ngần ngại gọi ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ tiền sản giật mẹ nhé.
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
Sữa mẹ và sự phát triển của trẻ
Tại sao sữa mẹ lại được coi là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh? Đơn giản, sữa mẹ chứa một lượng vừa đủ protein, chất béo cùng với hầu hết các vitamin và khoáng chất mà bé cần trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ:
– Giúp bảo vệ con khỏi tiêu chảy và các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng tai.
– Làm giảm nguy cơ bé bị kích ứng, bệnh bạch cầu hay nguy cơ béo phì.
– Giảm mức độ căng thẳng và nguy cơ ung thư vú cho mẹ.
Chuẩn bị cho con bú
Mẹ và bé hãy “da tiếp da” lập tức sau khi con được sinh ra (trừ khi mẹ phải sinh mổ), vì thế hãy cố gắng để cho con bú càng sớm càng tốt. Nếu mẹ phải “rạch” thì đừng quên cho con bú ngay sau khi phẫu thuật thành công và mẹ được chuyển về phòng hồi sức.
Mẹ cũng nên chú ý rằng, việc cho con bú không phải là một điều hoàn toàn tự nhiên ở mẹ. Đôi khi mẹ cảm thấy rất khó khăn để cho con bú nhưng mẹ đừng lo lắng. Ngay khi mẹ còn ở bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản, hãy hỏi sự giúp đỡ của bác sĩ để chắc chắn rằng, con có thể được bú sữa mẹ trước khi trở về nhà.
Mẹ nên nhớ để cho con bú thường xuyên khoảng từ 8 đến 12 lần trong 1 ngày.
>> hướng dẫn cách nấu thịt đông cực ngon
Việc cho con bú có khiến mẹ đau không?
Cho con bú là cách tự nhiên nhất để nuôi dưỡng bé không có nghĩa đó là cách đơn giản nhất. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy rằng, việc cho con bú mang lại rất nhiều khó khăn và thậm chí là đau đớn. Nếu mẹ thấy khó khăn như vậy cũng không nên im lặng chịu đựng vì khi mẹ cảm thấy đau thì thường con của mẹ ngậm vú không đúng cách. Miệng con nên ngậm chặt phần lớn núm vú.
Khi cho con bú khiến mẹ thấy đau thì hãy thử chèn ngón tay út của mẹ giữa nướu của bé và núm vú đến khi mẹ cảm thấy bớt đau hơn. Hãy trò chuyện với các chuyên gia tư vấn cho con bú để biết việc cho con bú thế nào là hợp lí và an toàn nhất.
Một số bà mẹ cảm thấy vô tư khi cho con bú ở những nơi công cộng trong khi một số bà mẹ lại cảm thấy ngại ngùng. Nếu mẹ thấy không tự nhiên để cho con bú khi đi ra ngoài thì hãy mang bên mình một chiếc áo khoác hoặc một chiếc chăn mỏng. Mẹ có thể dùng chúng để che chắn giúp mình cảm thấy riêng tư hơn.
Tuần này mẹ làm gì?
Hãy đọc nhiều như mẹ có thể để giúp mẹ có thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nhé. Mẹ sẽ không có nhiều thời gian để đọc cách chăm sóc con sau khi sinh. Vì thế, tuần này là thời gian lí tưởng nhất để mẹ chuẩn bị những hành trang đó.