Thai nhi 32 tuần tuổi – bé yêu… béo tròn!
Ở tuần 31, bé đã dài hơn 40,6cm và nặng khoảng 1,5kg – cỡ 1 trái dừa và rất nghịch ngợm. Bé thường xuyên đạp, nhào lộn trong bụng khiến mẹ rất hay bị mất ngủ. Mẹ hãy xem thai nhi 32 tuần tuổi còn làm được những điều gì nữa nhé!
Thai nhi 32 tuần tuổi – bé tăng cân nhanh chóng
Trong tuần này, bé đã nặng khoảng 1,7kg và dài chừng 42,5cm, cơ thể bé chiếm hầu hết không gian trong tử cung. Mẹ đang tăng khoảng 500gr mỗi tuần và một nửa số cân nặng ấy là cân nặng của con yêu. Bé đang phát triển để thích nghi với môi trường sau khi rời khỏi sự che chở của mẹ. Trong vòng 7 tuần tới, bé sẽ tăng thêm 1/3 đến ½ trọng lượng khi bé vừa chào đời.
>> hướng dẫn cách nấu thịt đông cực ngon
Giờ đây, móng tay, móng chân, tóc và lông tơ của con đã phát triển khá hoàn thiện. Da của bé trở nên mềm mịn vì bé đã béo thêm và tròn trĩnh hơn.
Thai nhi 32 tuần tuổi – cơ thể mẹ thay đổi những gì?
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả mẹ và con, lượng máu trong cơ thể mẹ đã tăng đến 40-50% khi mang thai. Tử cung đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể bị hụt hơi, ợ nóng. Biện pháp duy nhất để giảm bớt sự khó chịu này là hãy dựa gối cao khi ngủ và ăn nhiều bữa trong ngày để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi con lớn dần lên, mẹ có thể bị đau thắt lưng trầm trọng. Hãy nhớ báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt nếu trước đây bạn chưa từng bị đau thắt lưng vì đây rất có thể là dấu hiệu của sinh non.
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
Nếu triệu chứng đau thắt lưng không liên quan gì đến việc sinh non thì mẹ có thể đổ lỗi cho việc tử cung đang lớn lên và sự thay đổi của lượng hooc-môn trong cơ thể. Tử cung càng lớn thì trọng tâm cơ thể mẹ càng khó giữ vững. Các cơ bụng căng ra và yếu đi , thay đổi tư thế và kéo căng vùng lưng cũng gây cho mẹ không ít đau đớn. Những thay đổi về hooc-môn trong cơ thể cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống khiến mẹ dường như mất thăng bằng đồng thời cảm thấy đau đớn khi đi lại, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, khi trở người trên giường, khi đứng dậy từ ghế thấp hay khi xách đồ…
Thời khắc mẹ sinh con ra là một trong những thời khắc vô cùng tuyệt vời trong cuộc đời, vì thế, mẹ nên quyết định liệu các thành viên khác trong gia đình, bạn bè… có nên bên cạnh để động viên mình khi ở trong phòng sinh hay không:
Thực sự thì không có bất kì lựa chọn nào được coi là hoàn toàn đúng đắn trong trường hợp này. 44% bà bầu chỉ muốn có chồng và bác sĩ ở phòng đẻ của mình; 37% phụ nữ mang thai khác muốn những thành viên còn lại trong gia đình cùng chứng kiến khoảnh khắc con chào đời và chỉ 16% muốn có sự hiện diện của bạn bè. Nhưng hãy bàn bạc với ông xã của mình về quyết định đó nhé. Đôi khi, sự hiện diện của những người khác trong phòng sinh khiến bố trở nên lúng túng hơn.
Hãy nói cho bác sĩ và y tá và người giúp đỡ mẹ trong lần sinh này biết những mong muốn của mình. Mẹ có thể phải chịu áp lực từ chính bà nội và bà ngoại của con khi họ háo hức để được vào phòng sinh đón cháu yêu của mình nhưng mẹ lại chỉ muốn giờ phút ấy riêng tư cho mẹ và bố.
>> xem cách đặt ten dep cho bé theo phong thủy
Mẹ hãy xem xét liệu có nên có riêng một bác sĩ trực cho ca đẻ của mình. Thông thường, các bác sĩ sản khoa đỡ đẻ thường làm việc theo ca. Vì thế, nếu mẹ mong muốn có 1 bác sĩ duy nhất để giúp mẹ sinh con thì nên chọn những phòng khám tư để sinh. Trên thực tế, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, các bà mẹ có người trợ sinh bên cạnh sẽ sinh nhanh hơn, biến chứng lúc sinh con ít hơn và con cũng khỏe mạnh hơn.
Tuần này mẹ nên làm gì?
Hãy bắt đầu nghĩ về những người thân có thể trợ giúp mẹ chăm sóc con sau khi mẹ sinh. Liệu ai có thể giúp mẹ nấu đồ ăn hàng ngày, ai có thể giúp mẹ chăm sóc vườn tược và các con vật… Những sự chuẩn bị kĩ càng sẽ giúp mẹ yên tâm hơn khi sinh nở.