Thai nhi 31 tuần tuổi – bé nhào lộn khiến mẹ… mất ngủ!
Tuần thứ 30, bé đã nặng gần 1,4kg và dài khoảng 40cm – tương đương với một cây bắp cải cỡ bự. Bé được bao quanh bởi 0,8l nước ối, thị lực của con tiếp tục phát triển… Chắc hẳn mẹ đang nóng lòng muốn biết thai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào phải không?
>> xem cách đặt ten dep cho bé theo phong thủy
Thai nhi 31 tuần tuổi – bé to như 1 trái dừa
Ở tuần này, bé đã dài hơn 40,6cm và nặng khoảng 1,5kg, cỡ bằng 1 trái dừa và đang chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển tăng tốc trong thời gian sắp tới. Bé đã có thế lắc lư cái đầu từ bên này qua bên kia. Thêm nữa, tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn do những lớp mỡ tích tụ dưới da mỗi ngày một dày hơn. Bé con đạp, nhào lộn trong bụng khiến mẹ thường xuyên mất ngủ. Nhưng đừng vì thế mà cáu gắt mẹ nhé. Hãy tự nhủ bản thân mình rằng: tất cả những điều này chứng tỏ con của mẹ đang rất khỏe mạnh.
Thai nhi 31 tuần tuổi – cơ thể mẹ trải qua những gì?
Mẹ có nhận thấy rằng, đôi lúc các cơ cổ tử cung của mình thắt lại, đặc biệt trong giai đoạn cuối của thai kì. Thông thường, những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không theo bất kì chu kì nào và không hề gây cảm giác đau đớn nhiều. Nhưng mẹ cũng nên cảnh giác rằng, những triệu chứng đó rất có thể là dấu hiệu của sự sinh non nếu thấy cơn co đều đặn, đau tăng dần kèm ra máu,… Cần gọi ngay với bác sĩ nếu mẹ có nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc các triệu chứng khác như tiết nhiều dịch âm đạo, dịch tiết ra trở nên loãng hơn, nhầy hay có máu (ngay cả khi dịch đó có màu hồng), đau bụng, đau thắt lại như khi hành kinh, áp lực gia tăng ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới.
Nếu mẹ thấy có chút sữa non rỉ ra từ bầu vú của mình thì hãy nhét một miếng đệm vào trong áo ngực để giữ sữa không dính ra quần áo, nếu áo ngực với kích cỡ hiện tại khiến mẹ không khỏi khó chịu, bí bức thì hãy trang bị ngay cho mình những mẫu áo ngực thỏa mái hơn để thuận tiện cho con bú sau này.
>> Lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
Nếu đang mang thai 1 bé trai thì mẹ và bố nên cùng bàn bạc xem liệu có nên cắt bao quy đầu cho con không? Hãy nhờ chuyên gia tư vấn về lợi ích và tác hại của việc cắt bao quy đầu và những thủ tục có liên quan để đưa ra quyết định sáng suốt nhất mẹ nhé!
Mẹ có muốn uống thuốc giảm đau khi chuyển dạ?
Kinh nghiệm của những người phụ nữ đi trước về chuyện đau đớn khi sinh con là hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào những tình huống khác nhau. Một số phụ nữ cho biết trước rằng họ muốn dùng thuốc giảm để kìm chế cơn đau lại, số khác lại từ chối dùng thuốc và cố gắng tự mình kiểm soát nó. Đối với mẹ bây giờ, điều có thể làm là tìm hiểu thêm về tác hại, lợi ích của từng trường hợp để có thể chọn ra giải pháp thông minh nhất.
Hãy đăng kí một lớp học tiền sản nếu mẹ vẫn chưa tham gia bất kì một khóa học nào. Các giáo viên sẽ hướng dẫn sẽ đưa ra cho mẹ những phương pháp khác nhau để giảm đau đớn trong khi sinh như gây tê, các thủ thuật không cần dùng đến thuốc như thở và các cách khác nhau để thư giãn…
Một số bà mẹ chọn phương pháp gây tê trong khi sinh. Thuốc gây tê sẽ “đưa” những cơn đau thường xuyên tới các phần khác của cơ thể trong khi mẹ vẫn cực kì tỉnh táo. Một vài bà mẹ chọn cách kiềm chế nỗi đau theo cách tự nhiên. Nếu vậy, mẹ hãy chắc rằng mình có thể kiểm soát được cơn đau tới mức cao nhất có thể .
>> hướng dẫn cách nấu thịt đông cực ngon
Mẹ làm gì tuần này?
Mẹ chưa nhất thiết phải đóng hộp tất cả những thứ đồ cần thiết khi đi đẻ nhưng nên liệt kê danh sách những món đồ thiết yếu phải có khi trong phòng sinh để công tác chuẩn bị được đầy đủ nhất:
– Đồ ăn nhẹ để cung cấp năng lượng, kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà sẽ giúp mẹ dễ thở hơn.
– Tất và dép lê thỏa mái
– Chiếc gối yêu thích
– Một số sách báo giải trí
– Áo ngủ và áo ngực thuận lợi cho con bú
– Quần áo ở nhà của bé
– Máy ảnh, máy quay phim, thẻ nhớ