Sự thay đổi của thai nhi và bà bầu tháng thứ 5
Chưa tính đến chuyện bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu ì thì giai đoạn mang thai tháng thứ 5 này, bà bầu có những dấu hiệu thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng, bụng và ngực bắt đầu lớn hơn bắt đầu xuất hiện các vết rạn nứt.
Thai nghén sẽ gây ra một số thay đổi sinh lý và khó chịu: hay bị chảy máu răng khi đánh răng vào buổi sáng; do âm đạo bị sung huyết cục bộ nên chức năng phân tiết của cổ tử cung cũng mạnh hơn, chất tiết ra từ âm đạo càng nhiều. Do khớp và dây chằng giãn ra nên thai phụ sẽ cảm thấy đau lưng và nhức mỏi, nên bà mẹ cần lưu ý về sức khỏe. Giai đoạn này các bà mẹ cùng thèm ăn và muốn ăn nhiều thứ khiến các ông chồng vô cùng khó khăn.
Bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì và không nên ăn gì. Ảnh minh họa.
Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu. Mang thai tháng thứ 5, ngực mẹ bầu bắt đầu tiết sữa non. Sữa non là một dạng dịch thể màu vàng, loãng. Lúc này bạn nên lựa chọn loại áo ngực thích hợp. Áo ngực phải giữ được độ căng của ngực, tránh không cho ngực bị xệ về sau này. Chú ý không nên dùng tay ấn vào đầu vú hay có hành động kích thích núm ti khi mang thai thang thu 4
Đối với thai nhi: giai đoạn này thai nhi có sự phát triển về các bộ phận cơ thể nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được sự thay đổi này. Giai đoạn mang thai tháng thứ 5 này trở đi, thai nhi bắt đầu máy và đạp mạnh vào bụng mẹ. Thai phụ nên ghi lại thời gian thai máy đầu tiên để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám thai. Nên mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát triển hoàn thiện.