Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi
Thai nhi 34 tuan . Bước vào tuần thứ 34, chắc chắn cơ thể các mẹ đã có những thay đổi nhất định, với vẻ ngoài đã khá nặng và hầu hết các phát triển về thể chất của bé đã hoàn tất. Bé đã dài hơn khoảng 46cm và nặng khoảng 2,4kg, trong tử cung bé chiếm nhiều không gian hơn khối nước ối, móng tay của bé đã bắt đầu xuất hiện và tiếp tục dài thêm rồi đấy. Đồng thời tử cung của người mẹ cũng đã dần thay đổi vị trí tiếp xúc, tức là đã chạm đến khung xương sườn và cơ thể cũng đã bắt đầu phát sinh những chứng ợ nóng hay sẽ gặp các vấn đề khác có liên quan đến đường tiêu hóa. Bài viết chia sẻ kiến thức 40 tuần thai kì này sẽ giúp các mẹ biết được sự phát triển của thai kỳ qua tuần thứ 34.
Nào hãy cùng meyeucon.vn tham khảo những kiến thức bên dưới đây để biết được vào tuần thai thứ 34 mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào đối với mẹ và bé nhé!
Bé ở tuần thai thứ 34 sẽ phát triển như thế nào?
Vào tuần thứ 34 trong quá trình phát triển thai kỳ bé đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg, cỡ một quả dưa bở.
Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không định nhào lộn gì nữa trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.
Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.
Thai nhi 34 tuần tuổi cùng những điều quan trọng mà các mẹ nên lưu ý-phần 1
Cuộc sống của mẹ sẽ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 34?
Tử cung của bạn, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa. Chỉ một số ít những phụ nữ mang thai may mắn không phải vật lộn với những phiền toái này.
Thời điểm này của quá trình mang thai, bạn sẽ bắt đầu đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của bạn (các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng loại tăm bông cỡ thông thường và không gây đau).
GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể bạn và truyền sang cho bé trong quá trình sinh, GBS có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra này là rất quan trọng. Vi khuẩn tự đến và tự đi – đó là lý do vì sao bạn không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ. Nếu bạn có GBS, bạn sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.
Đây cũng là thời điểm tốt để bạn lên kế hoạch sinh. Kế hoạch này cũng là điểm khởi đầu để bạn thảo luận các mong muốn của mình với đội ngũ y tế. Sinh con là việc không thể đoán trước, rất có thể sẽ không theo kế hoạch của bạn đến từng chi tiết, nhưng việc nghĩ trước về những lựa chọn của mình từ sớm và chia sẻ với bác sĩ sẽ giúp giảm đi nhiều lo lắng.
Nên làm trong tuần thai thứ 34
Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi sinh. Nếu bạn tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi và cất một nửa vào tủ lạnh. Bạn và chồng mình sẽ mệt đến không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng nhanh là đã có những bữa ăn bổ dưỡng. Nếu bạn không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích cho bạn.
Các mẹ nên nhớ rằng, đến tuần thứ 34 rồi thì những thay đổi đã dần hoàn thiện nên để tránh những biến chứng hay những trường hợp xấu không mong đợi thì tốt nhất là nên có kế hoạch thăm khám thường xuyên để các bác sỹ có thể thao dõi sát sao về tình hình hiện tại của mẹ và bé nhằm đảm bảo tốt nhất cho những tuần còn lại của thai kỳ được diễn ra suôn sẻ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và trải qua những tuần cuối cùng của thai kỳ một cách thành công nhất. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ me va be nhé!