“Sóng ngầm” ở hồ Con Rùa: Vi phạm pháp luật nghiêm trọng
Chúng ta đôi lúc chú trọng những tội phạm tự phát mà quên đi những tội phạm tự giác, rất lọc lõi và tinh vi. Cho vay nặng lãi là một loại hình tội phạm như thế
- Cập nhật kqxs mien bac mở thưởng ngày 13/4 một cách nhanh chóng nhất
Sau khi Báo Người Lao Động đăng loạt bài “Sóng ngầm” ở hồ Con Rùa, một cảnh sát hình sự thuộc Công an quận Bình Thạnh, TP HCM cho biết ngoài các tệ nạn như cướp bóc, trộm cắp, mại dâm… đang là điểm “nóng” thì hoạt động cho vay nặng lãi theo mô hình có tổ chức, băng nhóm thật sự là “sóng ngầm” về an ninh trật tự của TP. “Chúng ta đôi lúc chú trọng những tội phạm tự phát mà quên đi những tội phạm tự giác, rất lọc lõi và tinh vi. Cho vay nặng lãi là một loại hình tội phạm như thế” – vị này đánh giá.
“Lỗ hổng” cực kỳ bất ổn
Về hướng xử lý, vị cảnh sát hình sự nhận định việc quy kết trách nhiệm hình sự đối với tội phạm cho vay nặng lãi hiện rất mong manh và gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, cơ quan điều tra gặp khó khi nạn nhân thường không có ý chí tố cáo (do sợ liên lụy hoặc bị uy hiếp). Thứ hai, dù đã có nạn nhân trình báo thì chứng cứ để xử lý cũng rất mập mờ vì các đối tượng cho vay nặng lãi đa phần chỉ yêu cầu con nợ ký “giấy mượn nợ” chứ không bao giờ ghi lãi suất kèm theo.
- Cùng du doan xsmb mở thưởng ngày 13/4
“Muốn xử lý được thì phải chứng minh các đối tượng hành nghề cho vay nặng lãi chuyên nghiệp, cho vay nhiều người với lãi suất cắt cổ hoặc chứng minh được việc đối tượng đó uy hiếp, đánh đập con nợ để lấy lãi hay chiếm đoạt tài sản” – vị này nói.
Còn nhiều băng nhóm chuyên cho vay nặng lãi rồi cưỡng bức tài sản con nợ Ảnh: LÊ PHONG
Theo luật sư Phạm Thị Bạch Tuyết, Đoàn Luật sư TP HCM, muốn chứng minh tội cho vay nặng lãi, phải xác định được 2 điều kiện: Một là, lãi suất cho vay phải gấp 10 lần mức lãi suất cao nhất mà nhà nước quy định là 13,5%/năm (tương đương trên 1,1%/tháng). Hai là, nếu chứng minh được đối tượng cho vay nặng lãi hoạt động theo tính chất chuyên bóc lột thì sẽ cấu thành tội “Cho vay nặng lãi” theo điều 163 Bộ Luật Hình sự. “Thông tin Báo Người Lao Động phản ánh cho thấy đã có biểu hiện của tội “Cho vay nặng lãi” vì nhiều nạn nhân bị bóc lột và cả dấu hiệu băng nhóm cho vay cưỡng đoạt tài sản của ông L.N.T” – luật sư Tuyết phân tích.
- Xem thêm kết quả xsmn tại đây
Luật sư Nguyễn Tri Đức, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng hành vi cho vay nặng lãi theo mức từ 30%-60%/tháng là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Luật sư này khẳng định hiện pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào cho phép mức lãi suất từ 30%-60%/tháng. Nếu thật sự ở địa phương nào xảy ra tình trạng vay nợ như vậy thì đó là một “lỗ hổng” cực kỳ bất ổn về an ninh trật tự.
“Với cách tính lãi theo kiểu “lãi mẹ đẻ lãi con” như Báo Người Lao Động đã phản ánh vừa qua thì hành vi đó không chỉ cấu thành tội “Cho vay nặng lãi” mà còn có dấu hiệu của tội “Cưỡng đoạt tài sản”, theo điều 146 và 135 Bộ Luật Hình sự” – luật sư Đức khẳng định.
Phản ánh một thực tế nhức nhối
Ngày 13-4, theo nguồn tin từ Công an TP HCM, trong quá trình làm rõ tại cơ quan công an, Dũng “nhóc” thừa nhận từng một lần đấm vào mặt ông L.N.T khiến chảy máu mũi. Dũng “nhóc” cho rằng chỉ mình y thực hiện hành vi đó, chứ không đi cùng đồng bọn. Tuy nhiên, nhiều nhân chứng và chính nạn nhân khẳng định thời điểm ông T. bị đánh vào tối 25-11-2015, ngoài Dũng “nhóc” còn có sự tham gia của một tay anh chị khác là N. “cầu Mống”.
Theo nhiều người dân lao động tại khu vực hồ Con Rùa (quận 3) và nhà thờ Đức Bà (quận 1), N. “cầu Mống” chính là người đứng sau đỡ đầu cho Dũng “nhóc” làm ăn. Nếu con nợ nào chây ì hay chống đối, N. “cầu Mống” sẽ xuất hiện để giúp Dũng “nhóc” xử lý.
- Cập nhật thông tin mới nhất về xstd một cách nhanh chóng và vô cùng chính xác tại xoso.wap.vn
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 13-4, bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP HCM, cho biết đã đọc loạt bài “Sóng ngầm” ở hồ Con Rùa của Báo Người Lao Động. “Tôi hoan nghênh báo đã thực hiện loạt bài này. Nó phản ánh một thực tế nhức nhối trong xã hội hiện nay là tín dụng đen, tình trạng cho vay nặng lãi vẫn còn đất sống. Đây cũng là hồi chuông đối với những người đi vay cũng như các cơ quan quản lý nhà nước” – bà Nhung nói.
Theo bà Nhung, rõ ràng tồn tại một thực tế “có cung ắt có cầu”. Đa số người đi vay “nóng” là dân ở địa phương khác đến TP buôn bán, làm ăn. Đối với những người này, nguồn vốn cho vay từ các tổ chức, đoàn thể ở địa phương như Hội Liên hiệp Phụ nữ, MTTQ… không thể tiếp cận được vì họ không có nơi ở ổn định. “Các tổ chức, đoàn thể muốn cho đối tượng này vay cũng không thể vì thiếu thủ tục, trong khi chỉ cần CMND hoặc hộ khẩu là họ có thể vay được vài chục triệu đồng từ các băng nhóm cho vay nặng lãi. Đây chính là cơ sở để các băng nhóm cho vay nặng lãi sống tốt, luôn có khách hàng” – bà Nhung nêu.
Bà Nhung cho biết trước đây ở địa bàn dân cư, tín dụng đen hoạt động rất mạnh. Thế nhưng, khi có nguồn vốn từ các tổ chức, đoàn thể thì hệ thống này “tự tan”, không còn nhiều. Sau đó, các băng nhóm cho vay nặng lãi chuyển hướng làm ăn sang những người không có nơi cư trú ổn định để hoạt động. “Các cơ quan chức năng phải tính đến bài toán quản lý những người dân không có nơi ở ổn định để các tổ chức, đoàn thể có cơ sở tiếp cận” – bà Nhung đề xuất.