Phòng tránh nguy cơ thiếu sắt khi mang thai.
Trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng lên khoảng 50% so với người bình thường, do đó yêu cầu về lượng sắt cũng cần tăng lên đáng kể. Lượng sắt trong cơ thể mẹ bầu nếu bị thiếu đến một mức nhất định sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
>> xem cách đặt ten dep cho bé theo phong thủy
Thiếu máu có thể dẫn đến sinh non
Chất sắt là một trong những chất vô cùng cần thiết cho cơ thể, thiếu sắt sẽ không tạo ra được Hemoglobin, là phân tử giúp mang oxy lưu thông trong máu để cũng cấp oxy cho tế bào. Phụ nữ mang thai đặc biệt cần nhiều chất này để cung cấp oxy cho thai nhi.
Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường chỉ ảnh hưởng đến người mẹ, bởi theo bản năng, tự nhiên bé sẽ biết cách lấy đủ chất sắt từ mẹ để tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, thiếu máu khi mang thai nếu không điều trị có thể dẫn đến sinh non hoặc em bé có xu hướng nhẹ cân hơn so với tuổi thai. Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt có thể kể đến bao gồm: Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn; Có dấu hiệu xuất huyết trong quá trình mang thai; Có tiền sử thiếu máu; Tình trạng ốm nghén kéo dài.
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu trong thời kỳ mang thai
Thiếu sắt đến nay là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu trong thời kỳ mang thai, nhưng nó không phải nguyên nhân duy nhất. Bạn cũng có thể bị thiếu máu khi không nhận được đủ axit folic, vitamin B12 hay cũng có thể do bạn mắc bệnh rối loạn máu di truyền như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Điều trị bệnh thiếu máu, bác sỹ sẽ phải dựa vào nguyên nhân để có hướng điều trị hợp lý. Khi tình trạng thiếu máu nhẹ, bạn có thể không có bất kì triệu chứng nào. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu, chóng mặt, tuy nhiên, đây là những triệu chứng mà hầu hết phụ nữ mang thai nào cũng trải qua dù có thiếu máu hay không. Các triệu chứng khác bao gồm: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở, khó chịu và khó tập trung. Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của bạn, khoảng từ 60–120mg sắt mỗi ngày.
Lưu ý để hấp thu sắt tốt nhất
Để hấp thu sắt tốt nhất, các bác sỹ khuyên thai phụ nên uống viên sắt khi đói, tốt nhất là khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa sáng hoặc bữa trưa, vì chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống rỗng. Ngoài ra, mẹ bầu không nên uống viên sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, bạn nên uống cách quãng: chẳng hạn sau bữa sáng uống canxi và sau bữa trưa uống sắt; hoặc bạn có thể uống sắt sau bữa sáng và cách sau đó khoảng 1-2 giờ đồng hồ mới uống canxi.
>> hướng dẫn cách nấu thịt đông cực ngon
Tuy nhiên, mẹ bầu nên chú ý hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ; bởi vì, chúng có thể gây nóng người khiến bạn khó ngủ ngon. Trà, cafe, coca và các loại đồ uống có gas có thể cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể; vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc kiêng những loại đồ uống này. Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên uống nước cam để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Protein có trong động vật cũng khiến cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt, do đó, bạn nên ăn thịt, cá trong các bữa cơm hàng ngày. Uống viên sắt có thể gây chứng táo bón khi mang thai. Do đó, bạn nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý.