Những giai đoạn chị em dễ nhiễm bệnh phụ khoa
Theo các nhà khoa học, nồng độ estrogen ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời người phụ nữ có thể ảnh hưởng và khiến chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Theo : Me va be
1. Các giai đoạn khiến chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa
Giai đoạn có kinh nguyệt: Khi bước vào giai đoạn kinh nguyệt, vùng kín của chị em thường ẩm ướt. Mặt khác, ở giai đoạn này, nồng độ hormone của cơ thể thay đổi và môi trường máu kinh là hai yếu tố vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của vi trùng và nấm xâm lấn, phát triển mạnh. Nếu không biết cách vệ sinh cẩn thận và đúng cách, phụ nữ đang trong thời kỳ này rất dễ bị viêm nhiễm âm đạo.
Xem thêm bà bầu nên ăn gì : ba bau nen an gi
Giai đoạn mang thai: Nguyên nhân là do nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ ở thời kỳ mang thai thay đổi, tiết độ pH của môi trường âm đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân như vi khuẩn, nấm, trùng roi, virus HPV, khuẩn lậu cầu…xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Trong thời kì mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khá nhiều dẫn đến mất cân bằng về độ pH trong âm đạo nên sản phụ dễ bị nhiễm nấm âm đạo. Lượng đường, axit của phụ nữ mang thai cũng hay tăng giảm bất thường cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Cùng tìm hiểu để sinh con theo ý muốn : sinh con theo y muon
Giai đoạn sau khi sinh: Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi về sinh lý (tử cung giãn rộng, sản dịch tiết ra rất nhiều, “vùng kín” luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh phụ khoa.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hậu sản, cơ thể giảm sức đề kháng cộng thêm áp lực tâm lý do việc chăm con cũng khiến cho những hại khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây nên viêm nhiễm phụ khoa.
Đặc biệt là sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang và sinh nở cần phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể hồi phục cho nên việc quan hệ tình dục giai đoạn hậu sản cũng là con đường dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vụ khoa và các bệnh tình dục ở chị em.
Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh: Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có sự biến đổi lớn về sinh lý. Do sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng, buồng trứng bắt đầu hoạt động yếu dần đi, sau đó sẽ ngừng hẳn khiến cơ thể giảm nội tiết, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic. Vì vậy mà nấm và tạp trùng dễ dàng phát triển rầm rộ, tấn công âm đạo gây viêm nhiễm phụ khoa.
2. Cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Nếu có bất cứ dấu hiệu hoặc biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh kịp thời. Trong quá trình điều trị cần kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sỹ để có kết quả khỏi bệnh triệt để.
Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả cần ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh lây nhiễm. Nên sử dụng viên uống từ thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên chứa các thảo dược như cao hoàng bá, cao khổ sâm bắc, cao dây ký ninh, cao diếp cá, trinh nữ hoàng cung… kết hợp với Immune Gama có tác dụng diệt các tác nhân gây bệnh nhưng không diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường tự nhiên của hệ sinh dục nữ.
Tìm hiểu cách làm dầu dừa : cach lam dau dua
Nhờ đó, có thể giúp kháng viêm kháng khuẩn nhưng không mất cân bằng hệ vi sinh vật đường sinh dục, không làm mất cân bằng PH âm đạo và giúp hệ sinh dục của người phụ nữ có tác dụng tự bảo vệ tốt hơn. Đặc biệt, thành phần từ cây trinh nữ hoàng cung và Immune Gama còn có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, kháng virus, kháng khuẩn, ức chế tế bào khối u, giúp điều trị viêm nhiễm, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, phì đại tiền liệt tuyến. Nhờ đó, giúp viêm nhiễm nhanh khỏi, tránh tái đi tái lại và tránh các biến chứng nguy hiểm do viêm nhiễm phụ khoa gây ra.
Khi đã điều trị khỏi bệnh, để phòng bệnh không tái phát, chị em cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách. Không dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Không tự ý thụt rửa âm đạo. Không mặc quần lót và áo quần quá chật, quần lót ẩm ướt. Đối với áo quần lót nên chọn chất liệu cotton hoàn toàn và nên giặt riêng để tránh không bị lây nhiễm bệnh từ người khác.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, phải thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất là 4 tiếng một lần và phải sử dụng băng vệ sinh đạt chất lượng. Cần đặc biệt lưu ý tắm rửa vệ sinh trong giai đoạn này để tránh nhiễm nấm và hại khuẩn. Nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày, đặc biệt trong ngày “đèn đỏ” nên dùng gel hoặc dung dịch vệ sinh có độ H=(4-6). Tránh dùng các sản phẩm gây kích ứng vùng âm đạo như các loại nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm…