Những điều “tế nhị” chẳng ai nói với bạn khi mang bầu
Không thể thực hiện một số tư thế, động tác bình thường
Tự mình cắt móng chân hay ngồi khoanh chân đều là điều không thể đối với mẹ bầu. Vì thế bạn cũng đừng lỡ phán xét nếu thấy hình ảnh mẹ bầu ngồi không khép chân và không lịch sự cho lắm nhé.
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
Chất nhầy không chỉ có ở mũi
Chất nhầy ở cổ tử cung càng nhiều chứng tỏ mẹ bầu đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ, sinh em bé. Giống như một số dấu hiệu báo sinh khác như mũi to, chất nhầy cũng không phải là hiện tượng bất thường đáng lo lắng. Mẹ bầu nên yên tâm vì những chất nhầy khiến mẹ khó chịu này lại là chất tương tác đặc biệt giúp em bé chào đời dễ dàng hơn.
Khi mẹ chuyển dạ, được chuyển vào phòng chờ sinh, sẽ có rất nhiều người từ bác sỹ, y tá, điều dưỡng, hộ sinh (kể cả những người có giới tính nam) sẽ thăm khám mẹ. Mẹ cần thư giãn, thoải mái, không nên quá xấu hổ vì đây là chuyện rất bình thường. Chỉ sau này nghĩ lại mới hơi ngại thôi nhỉ.
“Mắc kẹt” với máy đo tim thai
Bác sỹ sẽ đặt lên bụng mẹ một máy theo dõi tim thai, nhờ đó có thể theo dõi tình hình sức khỏe em bé, phòng ngừa những trường hợp nguy hiểm. Lúc này mẹ sẽ phải nằm yên một chỗ và không được thoải mái lắm. Tuy nhiên đây là kỹ thuật bắt buộc với bất cứ ca sinh nào, mẹ chịu khó vì em bé, mẹ nhé.
>> bí quyết ăn gì để sinh con trai của các cụ
Không ăn gì cho đến khi em bé chào đời
Mẹ được khuyên không nên ăn những thức ăn rắn, vì khi chuyển dạ, cơn co ập đến, nhiều khả năng mẹ sẽ nôn hết thức ăn ra. Vì vậy, dù đói và kiệt sức, mẹ chỉ nên uống sữa lót dạ, tập trung thở để đối phó mỗi khi cơn co đến.
Đại tiện khi rặn đẻ
Đây là điều khá bình thường nhưng hiếm khi được mọi người nhắc đến. Mẹ đừng ngại vì bác sỹ cũng quen với tình huống dở khóc dở cười này. Việc của mẹ là hoàn thành tốt nhiệm vụ mang em bé đến thế giới này.
Đối với những ca sinh thường, để em bé chào đời dễ dàng, thuận lợi, các y tá bác sỹ thường dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn. Khi em bé chào đời, mẹ có thể sẽ được khâu sống. Vài ngày sau sinh, mẹ sẽ phải chịu đựng vết đau nhức khi đi vệ sinh. Nhiều mẹ kể lại, đau do rạch tầng sinh môn còn khủng khiếp hơn nỗi đau đẻ.
Đau khi cho con bú
Rất nhiều mẹ do không biết cách cho con bú, không để miệng bé ngậm hết quầng vú, dẫn tới bị đau núm vú, bị nứt cổ gà. Mẹ tham khảo một số sách hướng dẫn cho con bú để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của mình.
“Làm bạn” với bệnh trĩ
Bên cạnh những thay đổi sau sinh như hay quên, nói nhiều, bệnh trĩ cũng là vấn đề nhiều mẹ thường gặp. Trong thai kỳ, mẹ bầu nên tập những bài tập nhẹ nhàng để giảm nguy cơ mắc bệnh này. thể hiện me yeu con qua hành động với trẻ
“Cô bé” thay đổi
Không còn khít và chặt như trước kia, “cô bé” của mẹ bị rộng và to ra, ảnh hưởng nhiều đến đời sống chăn gối. Mẹ có thể tập các bài tập Kegel hoặc nói chuyện thẳng thắn với chồng về vấn đề này.
Bụng chảy xệ
Chiếc bụng trắng thon gọn, săn chắc biến đi đâu mất. Thay vào đó là chiếc bụng nhăn nheo, chảy xệ, chằng chịt những vết rạn da. Nhưng đây lại là minh chứng tuyệt vời nhất cho hành trình làm mẹ thiêng game. Vì vậy nó cũng chẳng xấu gì đâu nhỉ!