Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em sinh ra trên toàn thế giới

Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em sinh ra trên toàn thế giới, không phải bé nào sinh ra cũng được lành lặn. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng cứ 1.000 trẻ em sinh ra thì có 6 bé sẽ phải chịu một số chấn thương sinh nở.

>> Xem thêm nhac cho ba bau tại đây!

 

Nguyên nhân có thể là sơ suất hoặc bất cẩn của bác sĩ, y tá, hoặc bệnh viện. Sự cố chấn thương sinh nở có thể thay đổi hoàn toàn và vĩnh viễn cuộc sống của mẹ và bé, nhất là các chấn thương như tê liệt, tổn thương thần kinh, thương tật vĩnh viễn, và thậm chí tử vong.

Một số chấn thương thường gặp khi trẻ chào đời

Chấn thương làm gãy xương đòn

Theo me va bethường thì bé sẽ bị gãy xương đòn vì xương đòn ở trẻ sơ sinh mảnh nên rất dễ bị gãy. Đây là những chấn thương sinh phổ biến nhất, thường xảy ra trong những ca sinh khó, hoặc em bé quá to nên khi đi qua ngả âm đạo của mẹ sẽ bị tổn thương xương sau các thao tác rặn đẻ, thao tác y tế khó khăn. Ngoài ra, sinh ngôi lệch, sinh đa thai cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây gãy xương đòn ở trẻ. Gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh không cần điều trị bởi trẻ có thể tự lành. Các mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ nhẹ nhàng và tìm cách cố định tay gãy của trẻ. Chỉ một số trường hợp em bé bị gãy xương đòn nhưng không phát hiện ra có thể sẽ khiến bé bị tật suốt đời.

Chấn thương mắt làm xuất huyết trong mắt

Chấn thương gây xuất huyết trong mắt bé (cụ thể là xuất huyết dưới kết mạc) là do các mạch máu nhỏ trong mắt bị vỡ làm cho một hoặc cả hai mắt của trẻ sẽ có những vệt màu đỏ tươi trong lòng trắng của mắt. Mẹ có thể nhìn thấy những vết xuất huyết này rất rõ bằng mắt thường. Chấn thương này cũng khá phổ biến nhưng không gây hại cho bé và cũng không làm hỏng đôi mắt của bé. Sau 1 tuần hay 10 ngày, các vết đỏ này sẽ biến mất hoàn toàn.

Chấn thương đầu làm máu tụ ngoài màng cứng

Chấn thương đầu làm máu tụ ngoài màng cứng

Chấn thương này thường xảy ra trên mặt hoặc đầu của em bé, do sức ép của quá trình sinh khiến đầu bé va chạm với xương chậu của mẹ. Các vết thâm tím này cũng xuất hiện nếu khi sinh, các bác sĩ phải sử dụng kẹp để kéo bé ra. Vết tím này là do hiện tượng chảy máu dưới màng xương tạo thành, thường xuất hiện vài giờ sau sinh và sẽ tự tan trong vòng 2 tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, các trường hợp nặng hơn thì trẻ có thể bị nứt xương, lõm sọ hoặc các thương tổn dẫn tới máu tụ ngoài màng cứng hay dưới màng cứng.

Chấn thương não do thiếu oxy

Quá trình sinh khó có thể dẫn đến bé bị thiếu oxy do mẹ bị mất máu, hoặc dây rốn bị xoắn vặn và tắc nghẽn. Thiếu oxy kéo dài có thể gây ra tổn thương về não đối với trẻ, có thể dẫn đến rối loạn động kinh, não hoặc suy giảm tâm thần, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của một đứa trẻ. Nếu gia dinh, các bác sĩ, y tá đỡ sinh lạm dụng kẹp forceps để hỗ trợ cuộc sinh có thể dẫn đến tổn thương não, tổn thương thần kinh và làm tê liệt khuôn mặt, vai và cánh tay của bé.

Chấn thương đầu làm đầu sưng u (Cephalohematoma)

Nếu sinh khó vì bé quá to hoặc mẹ không biết thao tác rặn làm bé không lọt qua đường sinh của mẹ, bé sẽ được hỗ trợ sinh với sự trợ giúp hút chân không. Tương tự như kẹp forceps, quá trình hút có thể làm cho một phần đầu bé bị méo hoặc phồng lên (gọi là cephalohematoma). Cục sưng này thường biến mất sau một vài tuần, hay có thể lâu hơn. Những bé được sinh ra trong trường hợp này cũng có thể bị vàng da sơ sinh.

Chấn thương mặt làm mặt tê liệt

Chấn thương này thường xảy ra khi các bác sĩ sử dụng kẹp forceps, áp lực từ kẹp lên khuôn mặt của bé trong quá trình sinh làm cho dây thần kinh ở mặt bé bị thâm tím, tê liệt. Tình trạng tê liệt này sẽ được cải thiện trong vài tuần nếu ở tình trạng tổn thương nhẹ. Nhưng nếu các dây thần kinh bị rách thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. Dấu hiệu để mẹ nhận ra tình trạng chấn thương thần kinh mặt mặt của con là khi bé khóc, không có sự chuyển động ở bên mặt bị chấn thương và mắt bé không khép lại được.

Chấn thương thần kinh cánh tay gây liệt tay

Chấn thương này xảy ra khi các cánh tay bị thương do đi qua đường sinh của mẹ. Chấn thương này sẽ làm trẻ mất đi khả năng gập khuỷu tay hoặc xoay cánh tay. Nếu tình trạng chấn thương nhẹ, chỉ gây ra bầm tím và sưng xung quanh các dây thần kinh thì khả năng vận động của trẻ sẽ hồi phục trong vòng vài tháng. Nhưng trong trường hợp nghiêm trọng có thể tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.