Mẹ kể với con thế nào về sự ra đời của bé
Con bạn có thể tò mò về chuyện em bé được hình thành và sinh ra như thế nào nếu bạn hoặc ai đó gần gũi với bé đang có thai, bạn sẽ trả lời bé như thế nào
Con bạn có thể tò mò về chuyện em bé được hình thành và sinh ra như thế nào nếu bạn hoặc ai đó gần gũi với bé đang có thai, hoặc trí tò mò của bé cũng có thể khơi dậy do cuộc trò chuyện nào đó với anh chị hoặc bạn bè ở trường.
Ngược lại, cũng có một số bé chẳng mấy tò mò kể cả khi bụng mẹ đã to đùng. Nếu vậy, me va be bạn đừng lấy thế mà phiền lòng, một số đứa trẻ tuổi này muốn biết nhiều nhưng cũng có những bé đơn giản là không quan tâm, vậy cũng là bình thường thôi. Các chuyên gia khuyên bạn hãy chờ cho đến khi con hỏi, tuy nhiên cũng đừng lờ tịt luôn đi và lấy thế làm may mắn nếu con không hỏi, bạn cần “lợi dụng” cơ hội để nhẹ nhàng tiếp cận vấn đề vì dù thế nào, chuyện có em cũng sẽ khiến cuộc sống của con thay đổi rất nhiều.
Và “vấn đề em bé” này nên được đề cập thế nào?
Bạn cần hiểu được “đề bài”
>>> Xem thêm những thông tin hay về tinh yeu gioi tinh
Hầu hết những đứa trẻ đều không cần những thông tin quá chi tiết và cụ thể về sự thụ thai, mang thai và sinh nở. Một phụ huynh chia sẻ câu chuyện ngày nọ, con cô bỗng hỏi bé từ đâu đến; nghĩ rằng con muốn biết tường tận nên người mẹ cũng trả lời hết sức tường tận, để rồi rốt cuộc cậu con nói rằng bé chỉ muốn biết về quê quán.
Để tránh những sai lầm kiểu này, tốt nhất hãy đáp lại câu hỏi của con bằng một câu hỏi khác để đảm bảo hiểu được điều mà con thật sự muốn biết, “Thế con nghĩ sao?” Từ những câu trả lời nhận được, bạn nắm được mức độ hiểu biết của con trẻ để dẫn dắt tiếp câu chuyện một cách tự nhiên và cung cấp được đáp án phù hợp nhất.
Trả lời đơn giản, đúng trọng tâm
Tất nhiên nói thì dễ hơn làm. Bạn rất dễ ngại, ngượng, nhưng hãy nhớ điều bạn đang nói đây là một phần bình thường của cuộc sống, và trẻ con tiếp nhận thông tin này mà không suy diễn linh tinh như người lớn. Tất nhiên tùy theo mức độ hiểu biết của mình mà con bạn cũng có thể xấu hổ. Dù vậy, hãy cố gắng bình tĩnh, giải thích đơn giản và rõ ràng vì nếu bạn thể hiện sự bất tiện, lúng túng, con có thể nghĩ rằng đây là một điều rất xấu, đáng xấu hổ.
>>> Cùng đọc những câu chuyen co tich hay cho bé yêu
Dùng từ ngữ chính xác
Hãy cố gắng vượt qua ngại ngùng để dùng từ chính xác nhất cho những bộ phận cơ thể. Chẳng hạn, nói là em bé lớn lên trong bụng mẹ có thể gây chút bối rối, vì trẻ con thường hiểu trong bụng chứa thức ăn chúng ta ăn vào cơ mà; thay vào đó, hãy nói em bé lớn lên ở một chỗ đặc biệt bên trong cơ thể mẹ, gọi là tử cung.
Kể chuyện con nghe
Hãy biến lời giải thích của bạn thành một câu chuyện, có mở-thân-kết, theo mạch chính thường là: bố và mẹ cũng tạo nên em bé, em bé lớn lên trong tử cung của mẹ và sẽ ra đời khi sẵn sàng. Điều này sẽ giúp con bạn hiểu việc em bé được hình thành và phát triển cần có thời gian. Nếu bạn đang mang thai, hãy cho con biết giai đoạn này chỉ là tạm thời, và em bé đang lớn lên trong bụng bạn, khi bé lớn đủ thì sẽ ra đời, và con sẽ có em.
Gợi ý trả lời một số câu hỏi thường gặp:
“Em bé chui vào bụng mẹ bằng cách nào?” – Một câu trả lời đơn giản là đủ, có thể là: “Em bé được tạo nên khi hai người lớn yêu nhau nhiều đến mức có thể tạo em bé trong cơ thể mẹ.” Nếu con muốn biết nhiều hơn thì có thể nói cho bé đến đoạn tinh trùng của bố gặp trứng của mẹ và cùng phát triển thành em bé.
>>> Bạn đã đọc những câu chuyen la mới nhất chưa ?
“Em bé làm gì trong bụng mẹ vậy?” – Bạn hãy giải thích cho con những điều cơ bản mà bé có thể hình dung được, chẳng hạn như, “Em bé mút tay này, ngủ này, đạp nhẹ nhẹ trong bụng mẹ, và cả nấc cụt nữa. Em bé cũng đang lớn lên mỗi ngày để chuẩn bị ra đời.”
Nếu bạn đang mang thai thì có thể cùng con cảm nhận, đoán mò về những cử động của em bé trong bụng, “Con có nghĩ là em bé đang bơi không?” “Con nghĩ là em đang thức hay đang ngủ?” “Em có nghe thấy mẹ con mình nói chuyện không nhỉ?” Nếu con bạn tỏ ra lo lắng, “Em có bị tối không mẹ?” hay “Em có buồn không mẹ?” hãy trấn an con rằng tử cung của mẹ là nơi rất tuyệt vời và an toàn cho em bé lớn lên.
“Trong bụng con có em bé không mẹ?” – Đây là lúc để bạn giải thích cho con về sự khác biệt giữa cơ thể người lớn và trẻ nhỏ, “Chỉ phụ nữ trưởng thành mới có thể có em bé được thôi. Khi nào con lớn thì sẽ có thể có.” Còn nếu con bạn là con trai thì điều chỉnh câu trả lời một chút thành, “Khi con trưởng thành thì mới có thể giúp tạo nên em bé, nhưng chỉ phụ nữ trưởng thành mới có thể có em bé được.”
“Em bé sẽ ra ngoài thế nào?” – Hãy giải thích rằng khi nào em bé sẵn sàng, mẹ sẽ đến bệnh viện để các bác sỹ và y tá giúp đưa em bé ra ngoài. Nếu bạn đang mang thai, hãy nói thêm với con về kế hoạch ai sẽ chăm lo cho bé trong thời gian bạn đi sinh và hồi phục sau sinh.
Nguồn : Bao Phu Nu