Hồi ký Steven Gerrard – Chương 14
Sau nhiều lời đồn đoán, Kenny Dalglish đã trở thành tân HLV trưởng của Liverpool. Với Steven Gerrard, thông tin này khiến anh ta nhảy cẫng lên vì sung sướng. Nhưng liệu niềm vui đó có kéo dài được lâu? Chương 13 sẽ giải mã thắc mắc này. Xem thêm kqbd hôm nay tại đây.
Bức thư bí mật
Theo tờ livescore Nhà tôi có một phòng gọi là “games room”, chuyên phục vụ những trò tiêu khiển trên máy điện tử và cũng là nơi treo áo đấu của tôi. Trong sự nghiệp của mình, tôi từng được đổi áo với rất nhiều ngôi sao hàng đầu thế giới. Dễ dàng kể ra hàng loạt cái tên đình đám như Zidane, Ronaldinho, Xavi, Iniesta, Ronaldo, Vieira hay Henry. Tuy nhiên, còn một người tôi vẫn hằng ao ước được sở hữu áo đấu của họ: Kenny Dalglish.
Tôi và ông ấy sinh ra ở hai thế hệ khác nhau, cũng chẳng có mối liên hệ quá mật thiết nào ngoài đời nên việc xin áo Dalglish là điều không thể. Ngay khi Kenny được bổ nhiệm vào ghế HLV trưởng ở Anfield, tôi mạnh dạn tới gần Kenny: “Cho tôi một cái áo được không, làm ơn đi mà.”
Ông ấy thân thiện hơn tôi nghĩ rất nhiều. Kenny nói rằng ông còn một bộ quần áo từ năm 1978 đã dùng nhưng được giặt và bảo quản kỹ càng ở nhà. Tân HLV trưởng của Liverpool hẹn tôi 5 ngày sau quay lại lấy đồ. Kenny không nói dối, bộ quần áo gần như mới nguyên vẹn, gửi trong bưu kiện tới tận địa chỉ nhà riêng tôi, kèm theo chữ ký “Thân tặng, Stevie” trên chiếc áo số 7. Bên cạnh đó là thông tin ket qua bong da hom nay tại đây.
Đó mới là mặt trước của chiếc áo, còn mặt sau có gì lạ? Chuyện khó tin, nhưng có thật. Khoảng 200 hay 300 chữ gì đó, Kenny viết hẳn một bức thư dài gửi riêng cho tôi. Dài lắm, tôi không tiện nói ra từng chữ ở đây nhưng xin tóm tắt với bạn đọc như sau:
“Gerrard à, tôi bảo này, cậu là một cầu thủ giỏi với nhân cách lớn. Tôi biết cậu ngưỡng mộ tôi nhưng không nhất thiết phải vậy. Cậu giỏi hơn tôi nhiều, chịu đựng tốt hơn tôi rất nhiều và sinh ra trong một thời đại quá khắc nghiệt. Cậu mới là hình mẫu đáng ngưỡng mộ cho hậu duệ theo sau, cháu tôi sau này nếu có đá bóng sẽ đển thỉnh giáo cậu.”
Bom tấn nổ liên hồi
King Kenny trở về vị trí thân thuộc là tín hiệu tốt cho toàn đội. Ngay từ tháng 10/2010, thông tin ông sẽ thay thế Roy Hodgson đã xuất hiện âm ỉ trong từng căn phòng nhỏ ở Melwood.Bên cạnh đó là thông tin ket qua bong da hom nay tại đây. Có lẽ, sự chuẩn bị kỹ càng đến vậy của những ông chủ người Mỹ trong lần chuyển giao quyền lực tiếp theo đã giúp Liverpool liên tiếp ghi ấn trên TTCN. Trong ngày chuyển nhượng cuối cùng của phiên chợ đông, Liverpool cùng lúc đạt thỏa thuận với Luis Suarez (Ajax) và Andy Carroll (Newcastle), phá vỡ hai kỷ lục chỉ trong ít giờ đồng hồ.
Tôi không có nhiều điều để nói về Carroll. Ở Liverpool, cậu ấy cần nhiều thời gian làm quen với môi trường mới. Newcastle ở một đẳng cấp dưới vài bậc trên mọi góc độ. Nói chung, tôi không muốn bàn nhiều tới Carroll bởi dù sao đi nữa, tôi và anh ta sẽ là đồng đội của nhau tại ĐTQG.
Xem thêm thêm thông tin lich bong da hom nay tại đây
Luis Suarez thực sự là vị cứu tinh của chúng tôi. Anh ấy hòa nhập rất nhanh, mang ánh sáng về miền bóng tối. Suarez là một ảo thuật gia, biến cái không thể thành cái có thể. Không nhiều tiền đạo trên thế giới giỏi như Suarez và việc anh ấy chọn Liverpool làm bến đỗ thực sự khiến tôi bất ngờ. Dù sao đi nữa, vẫn phải cảm ơn Suarez.
Nhưng những gì tôi nhớ nhất về mùa giải 2010/11 là sự ra đi của Fernando Torres. Tôi hiểu rằng Liverpool không thể đáp ứng nhu cầu danh hiệu của Torres. Đó là ham muốn dễ hiểu của bất kỳ cầu thủ nào.
Torres chuyển sang Chelsea, và sau đó là gì? Trước kia, Torres thường bảo với tôi anh ấy cảm giác là bàn thắng sẽ đến ngay cả khi trận đấu chưa bắt đầu. Ở Chelsea, Torres có danh hiệu nhưng nét đượm buồn hiện lên rất rõ trên khuôn mặt El Nino. Điện thoại rung, tin nhắn báo: “Đi ăn tối không? Chân tôi không sút nổi nữa rồi là sao?.” Tên Torres rõ mồn một trên danh bạ điện thoại và tôi cũng bất lực chỉ biết an ủi: “Thôi, ngủ đi rồi mai tính.”
Kinh hoàng chấn thương
Ngưỡng mộ Kenny thế đây song dấu ấn của tôi trong triều đại 16 tháng của ông là con số 0 tròn trĩnh. Chẳng nhớ rõ nhưng hình như tôi nghỉ mấy 10 tháng thì phải.
Tháng 3/2011, tôi cảm giác cơ háng của mình bị căng. Buổi chụp phim X-quang cho thấy tôi bị rách sụn nhưng chưa đến nỗi trầm trọng. Chỉ còn 3 ngày nữa trận siêu kinh điển gặp M.U sẽ diễn ra. Tôi chọn giải pháp nhờ vào sự can thiệp của ống tiêm để kéo dài thời gian ra sân trước khi tính đến chuyện lên bàn mổ.
Chiều thứ sáu, 24 giờ trước trận gặp West Brom, vẫn là một tình huống đuổi theo bóng quen thuộc ở tốc độ cao tại Melwood, tôi chợt thất thanh hét lên khi chân phải theo quán tính chuồi theo chiều ngang cơ thể gập lại (giống môn múa ballet). Dây chằng háng tôi đứt lìa. Thông báo từ bộ phận y tế, tôi phải ngồi ngoài 6 tháng.
Trở lại vào mùa tiếp theo với sự trợ giúp của những ống tiêm quen thuộc, tôi ra sân được 5 trận liên tiếp thì lại nghỉ tiếp. Khi CLB chưa đăng tin chính thức, báo đài đua nhau chỉ trích sự dại dột vì lạm dụng vào thuốc của tôi. Nhưng mãi sau này, mọi người mới thoát khỏi cái suy nghĩ thiển cận ấy. Số là trong một buổi tập, tôi và Daniel Agger cùng nhảy lên tranh bóng. Lúc tiếp đất, chân cậu ấy vô tình dẫm vào mắt cá phải của tôi.
Theo thói quen, tôi yêu cầu được tiêm thuốc. Zaf Iqbal, bác sĩ của Liverpool khuyên tôi bình tĩnh. Tôi chọn cách ngồi ăn tối, nhìn ra ngoài cửa sổ chờ đợi tin tức của Zaf. Hai tiếng ngồi bên đĩa pasta (một loại mỳ ý), Zaf gọi điện báo rằng tôi lái xe ngay tới viện Spire ở ngoại ô Liverpool. Chris Morgan, Chris Walker và Zaf Iqbal, ba người họ chung tay thực hiện ca mổ kéo dài 1 tiếng, loại bỏ hoàn toàn cục máu tụ trong mắt cá chân tôi.
Walker dặn dò tôi trước khi rời phòng mổ: “Đừng bao giờ lựa chọn giữa thi đấu và bảo vệ sức khỏe. Có sức khỏe, cậu mới ra sân được. Hiểu không?” (Còn tiếp… )