Học sinh vùng cao nói còn chưa sõi thì sao mà đọc và hiểu được
Các huyện miền núi Nghệ An là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú, Đan Lai, Ơ Đu … Nên việc cái chữ đến với học sinh vùng cao là không phải dễ
Do địa hình đồi núi hiểm trở bị chia cắt bởi nhiều sông, suối nên cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, mặc dù nhận thức của đồng bào ngày đã được nâng lên nhưng vẫn còn hạn chế nhiều mặt. Chính điều đó cũng đã gây không ít khó khăn cho việc phát triển giáo dục tại các huyện miền núi Nghệ An.
Tại nhiều trường tiểu học ở các huyện miền núi Nghệ An giáo viên vừa dạy học bằng cả tiếng phổ thông kèm tiếng bản địa |
Tuy nhiên, khi Thông tư 30 – Bộ Giáo dục và Đào tạo được áp dụng ngành giáo dục tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai về cơ sở. Các giáo viên cơ sở đều được tập huấn để nắm bắt Thông tư 30 để nhanh chóng triển khai về các trường tiểu học. Nhưng từ khi bắt đầu áp dụng Thông tư 30 không ít điều bất cập gây không ít khó khăn cho các giáo viên các huyện miền núi Nghệ An.
Theo nhìn nhận chung của các giáo viên miền núi Nghệ An điều gặp trở ngại lớn nhất trong Thông tư 30 khi áp dụng vào giáo dục miền núi nói chung, miền núi Nghệ An nói riêng là việc để các em học sinh nắm bắt được đánh giá của giáo viên. Bởi miền núi là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên ở lứa tuổi còn nhỏ như học sinh hoc truc tuyen ở tiểu học khi các em chưa đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông rất khó để các em hiểu được đánh giá của giáo viên.
Ở nhiều trường tiểu học học tại các huyện miền núi Nghệ An một giáo viên cùng một lúc còn phải 2 đến 3 dạy lớp ghép của nhiều khối học, do đó việc đánh giá cho từng học sinh đang là gánh nặng cho giáo viên (ảnh Xuân Hòa) |
“Ngày trước, chấm điểm nhìn điểm được bao nhiêu các em còn hiểu được mình học giỏi hay kém. Nay giáo viên đánh giá như các em lớp 4, lớp 5 còn có thể hiểu ít nhiều. Còn các em từ lớp 1 đến lớp 3 còn quá nhỏ và không ít em chưa đọc thông viết thạo. Học sinh ở đồng bằng hay thành phố hoc tieng anh còn gặp khó khi giáo viên đánh giá. Ở các vùng núi chủ yếu học sinh là con em đồng bào dân tộc ít người ở lứa tuổi tiểu học thì còn khó khăn gấp nhiều lần.
Bởi ở lứa tuổi này các em mới được tiếp cận với tiếng phổ thông nên khó để các em hiểu hết ý kiến đánh giá của giáo viên để cố gắng trong học tập”, Thầy Lê Viết Minh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An quan ngại.
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 là một trong những trường điểm hình của miền núi Nghệ An khi 100% học sinh của trường đều là con em đồng bào dân tộc H’Mông. Trường đóng ở vùng với nhiều không (không điện lưới, không sóng điện thoại, không đường…) thì việc tiếp cận thông tin đại chúng và các phương tiện truyền thông để nhanh chóng hiểu tiếng phổ thông còn nhiều hạn chế.
Thông tư 30 gây khó cho giáo viên miền núi
Để các em học sinh tiểu học tại các huyện miền núi nhanh chóng nắm bắt được kiến thức, thời gian qua ngành giáo dục Nghệ An đã triển khai tại nhiều trường phương pháp dạy học kết hợp cả tiếng phổ thông và tiếng bản địa. Việc kết hợp này nhằm đảm bảo các em học sinh tiểu học khi chưa rõ tiếng phổ thông vẫn nhanh chóng hiểu kiến thức được giảng dạy. Cách làm này của ngành giáo dục Nghệ An đã đem lại hiệu quả cao.
Các em học sinh tiểu học miền núi nhiều em chưa đọc thông |
Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên tại miền núi Nghệ An nay Thông tư 30 được áp dụng việc đánh giá cho học sinh làm mất nhiều thời gian, gây áp lực lớn cho giáo viên. Tại nhiều trường tiểu học miền núi Nghệ An, một giáo viên phải đảm nhiệm dạy ghép một lúc 2 đến 3 lớp của nhiều khối học. Tính toan, sắp xếp việc dạy ghép đã là gánh nặng cho giáo viên, nay phải đánh giá cho từng học sinh thì gánh nặng đó tăng lên gấp bội .
Cùng với đó nhiều dân tộc thiểu số mặc dù ngôn ngữ nói hàng ngày vẫn giữ được nhưng chữ viết không còn được lưu lại. Bên cạnh đó, thực trạng các giáo viên có thể nói được tiếng bản địa của đồng bào nhưng để viết được chữ của các đồng bào thì không nhiều. Do vậy việc đánh giá bằng tiếng bản địa để các em học sinh dân tộc thiểu số hiểu hơn ý kiến nhận xét của giáo viên là điều khó thực hiện.
“Việc nhận xét từng học sinh theo đúng Thông tư 30 gây mất nhiều thời gian cho giáo viên. Trong khi đó lứa tuổi tiểu học còn quá nhỏ, chúng tôi còn phải áp dụng dạy học kèm cả tiếng phổ thông cả tiếng bản địa để các em dễ tiếp xúc kiến thức hơn. Nhưng khi đánh giá không phải giáo viên nào cũng viết được chữ bản địa. Việc đánh giá bằng ngôn ngữ phổ thông nhiều em đọc nhưng không hiểu hoặc các em hiểu không rõ ý kiến đánh giá của giáo viên. Điều đó gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh khi thực hiện tốt Thong tư 30”, thầy Nguyễn Khắc Lĩnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Lý 2, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An cho biết.
Như vậy, để đưa Thông tư 30 áp dụng vào các trường tiểu học tại vùng đồng bằng, thành phố vẫn còn nhiều điểm bất cập thì sự bất cập này càng khó khăn gấp bội lần tại các trường tiểu học miền núi. Đây vẫn chưa phải là trở ngại duy nhất mà Thông tư 30 mang lại cho giáo dục miền núi. Vậy phải chăng cần có những phương pháp ngoại lệ, khả quan hơn cho các trường tiểu học miền núi.