Hà Nội: Khi tình yêu nguội lạnh!
Bóng đá Thủ đô những vòng đầu V-League mang một màu buồn ảm đạm, cả Hà Nội T&T lẫn CLB Hà Nội đều thi đấu không thật sự ấn tượng, đặc biệt là Hà Nội T&T. Trong khi đó, thông tin keo bong da CLB Hà Nội sẽ “Nam tiến” vào TP Hồ Chí Minh và lấy tên Sài Gòn FC đã khiến những khán giả trung thành ít ỏi còn lại cũng phải lắc đầu ngao ngán. Sân Hàng Đẫy vốn đã hiu quạnh nay lại càng quạnh hiu.
Sân Hàng Đẫy mỗi khi có các đội bóng thủ đô thi đấu đều vắng vẻ, chỉ vài trăm người đến trên dưới 1 nghìn khán giả của đội chủ nhà. Tình trạng các CĐV đội khách đông hơn CĐV đội nhà đã diễn ra thường xuyên, người ta tự hỏi tại sao một thành phố phát triển bậc nhất đất nước nhưng người dân lại không thể bỏ ra 50-100 nghìn mua vé vào sân xem một trận đá bóng? Xem thêm lich thi dau bong da anh tại đây.
Xin thưa rằng người Hà Nội không hề tiếc tiền, họ sẵn sàng bỏ vài triệu đồng mua vé chợ đen xem U19 Việt Nam thi đấu, vẫn đến gần như kín sân khi có HAGL nhưng họ lại hoàn toàn thờ ơ với bóng đá thủ đô. Vậy thì tại sao họ không đến sân?
Nhiều người cho rằng có thể nhịp sống hối hả, bộn bề bon chen tại Hà Nội khiến lượng khán giả đến sân không cao. Song lý do ấy quá thiếu thuyết phục, những trận đấu tại V-League diễn ra vào cuối tuần, những khung giờ như 16h-17h hoàn toàn thuận tiện để đi xem một trận bóng. Lý do thật sự là bởi tình yêu bóng đá của những người dân Hà Nội đã nguội lạnh đi rất nhiều sau khi bóng đá Việt chứng kiến hàng loạt những vụ bê bối, vì thành tích yếu kém của ĐT Quốc gia.
Và điều quan trọng nhất là vì hầu như toàn bộ tình cảm của khán giả yêu bóng đá Hà thành đã dành trọn cho một đội bóng khác, không phải Hà Nội T&T hay CLB Hà Nội, cũng chẳng phải bất kì một CLB nào tại V-League. Mà đó là Thể Công! Dù Thể Công không còn nhưng không có nghĩa là tình yêu ấy cũng mất. Có những giá trị sẽ mãi trường tồn theo thời gian và Thể Công là một trong số đó.
Người hâm mộ bóng đá Hà Nội vẫn luôn nhớ về thời của những Hồng Sơn, Như Thuần, Việt Hoàng,… Những người lính bộ đội cụ Hồ đá bóng trên sân Cột cờ hay Hàng Đẫy trước kia luôn chật kín khán giả, những “người Thể Công” chơi bóng bằng tinh thần của người lính, cống hiến hết mình, đã để lại một ấn tượng quá sâu đậm trong tâm trí mỗi CĐV yêu bóng đá không chỉ thủ đô mà còn trên cả nước.
Khi người ta đã quá yêu một thứ gì đó, du doan bong da những thứ khác chỉ là tạm bợ. Thật khó để họ có thể yêu một đội bóng mới, dù đội bóng ấy mang tên Hà Nội, dùng những người Hà Nội đi nữa, dù cũng thành công nhưng cảm xúc, cái hồn mà đội bóng mang lại không thể có một Thể Công thứ hai. Xem Thể Công khi xưa không đơn giản chỉ là bóng đá, đó còn là nơi sự kỷ luật quân đội, tinh thần tự tôn dân tộc và ý chí sắt đá của các cầu thủ, của những người lính được thể hiện một cách đầy oai hùng.
Nhưng giờ đây, thời thế đổi thay, bóng đá luôn đi kèm với đồng tiền, chính đồng tiền đã làm phai mờ ý chí và đẩy Thể Công đi vào cửa tử. CLB Hà Nội đã xây dựng đội hình với nòng cốt là những người con đất Thăng Long, với tham vọng hâm nóng lại tình yêu bóng đá của người dân Hà Nội, cùng một HLV là “người Thể Công” năm xưa. Nhưng khi chưa kéo được khán giả thì họ lại rời bỏ quê hương, khiến cho tất cả phải hụt hẫng, thất vọng.
Cứ như vậy, thử hỏi đến bao giờ bóng đá Hà Nội mới lại có những trận cầu rực lửa như Thể Công năm nào? Có lẽ là chẳng bao giờ nữa…