Giá xăng, giá điện đang là 2 vấn đề nóng thu hút sự quan tâm
Giá xăng, giá điện đang là 2 vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của người dân. Theo Bộ Công Thương, đáng lý, giá xăng phải tăng 3.500 đồng/lít.
Theo tin tuc trong ngay dẫn ý kiến của ông Võ Văn Quyền – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, sau 2 đợt liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định “kìm” giá bán lẻ xăng dầu trong nước, tới đợt điều chỉnh giá ngày 11/3 vừa qua đáng lý giá xăng đã tăng 3.500 đồng/lít, thay vì 1.600 đồng/lít.
Theo ông Quyền, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đáng ra đã tăng từ trước Tết Nguyên đán và đợt điều chỉnh sau Tết (ngày 24/2, tức Mùng 6 Tết), song để tránh xáo trộn tâm lý người dân và thị trường, liên Bộ Tài chính – Công Thương đã quyết định “xả van” Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Bình luận về việc tăng giá xăng lần này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả, Bộ Tài chính cũng cho rằng, giá xăng dầu hiện nay đã được điều hành theo giá thị trường, phản ánh đầy đủ chi phí hợp lý và theo sát diễn biến giá dầu thế giới.
Việc tăng giá lần này cho thấy sự hồi phục của giá xăng so với mức giá cao kỷ lục mà xăng đã lập đỉnh ở 25.640 đồng/lít.
Ông Long dự đoán, trong thời gian tới, giá xăng có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng cho phù hợp với tình hình thị trường.
Để tránh việc tăng giá hàng hóa theo giá xăng, Bộ Tài Chính cho biết, đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát giá cả, trong đó với các mặt hàng trong diện Nhà nước kiểm soát giá, kiên quyết không có điều chỉnh giá tăng theo giá điện, xăng dầu. Nếu tăng phải được kê khai theo pháp luật và xử nghiêm hành vi tăng giá bất hợp lý.
Chia sẻ quan điểm về lí do tăng giá điện, chuyên gia Ngô Trí Long cũng cho rằng: Nếu EVN đổ oan giá điện thấp không tiến hành được cổ phần hóa thì cần phải xem xét lại.
Theo TS. Ngô Trí Long việc Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, sắp tới sẽ là Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) bắt buộc giá hàng hóa trong nước phải hòa đồng với giá thế giới. Việc so sánh giá trong nước với giá thế giới là cần thiết, song ông Long cũng chỉ ra rằng, không phải mọi loại hàng hóa, sản phẩm đều so sánh được như vậy.
“Điện độc quyền, giá do nhà nước định cũng phải theo sát thị trường sau khi tính toán mức lãi thỏa đáng. Cho rằng giá điện 8.5 cents/kWh chưa bằng giá trần 9 cents/kWh của ASEAN là so sánh không hợp lý”, ông Long nói.
Theo nhận định ban đầu của ông Long, ngành điện làm ăn không hiệu quả. Những chi phí như đầu tư ngoài ngành, năng suất lao động kém, tổn thất lớn,.. đều đưa vào giá thành. Lỗ do quản trị kém để người tiêu dùng gánh.
Để người tiêu dùng chấp thuận được thì cần “đại phẫu thuật” với sự tham gia của cơ quan tư vấn, độc lập, đủ chuyên môn tham gia cùng. Việc EVN báo cáo Bộ Công thương xem xét, chủ yếu đứng về phía doanh nghiệp sản xuất chứ ít khi đứng về phía người tiêu dùng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nêu lý do tăng giá điện trong tháng 3: Do chi phí đầu vào tăng nên Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải tăng giá điện bán lẻ. Tăng giá điện để hạn chế lỗ và đủ tiền đầu tư các nhà máy điện, cải tạo lưới điện và tăng cường năng lực truyền tải điện…