Dự kiến phương án chấm thi kì thi THPT quốc gia
Theo dự kiến của bộ GD-ĐT thì chấm thi quốc gia theo thang điểm 20, các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm, không quy tròn điểm từng bài thi.
Đó là những quy định dự kiến trong việc chấm thi Kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Bộ GD&ĐT cho biết, việc chấm thi sẽ được tiến hành theo ba vòng độc lập. Việc chấm thi sẽ không tránh khỏi những tình huống khó xử, Bộ GD&ĐT đã dự kiến đưa ra các tình huống và cách xử lí như sau:
Đối với điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau trong các lần chấm (trừ trường hợp cộng nhầm điểm): Dưới 1,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên và dưới 2,0 điểm đối với môn khoa học xã hội: van hoc, lịch sử, địa lý. Cách xử lí là cán bộ chấm thảo luận thống nhất điểm, sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Dự kiến phương án chấm thi |
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm): Từ 1,0 đến 2,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên
toan, vật lý, hóa học và từ 2,0 đến 3,0 điểm đối với môn khoa học xã hội. Cách xử lí sẽ là hai cán bộ chấm thảo luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng môn chấm thi để thống nhất điểm (không sửa chữa điểm trong phiếu chấm hoặc phần tổng hợp điểm trong bài thi) sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi quyết định điểm, ghi điểm và ký vào bài thi.
Nếu điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau qua các vòng chấm (trừ trường hợp cộng nhầm điểm): Trên 2,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên và trên 3,0 điểm đối với môn khoa học xã hội. Hướng xử lí là trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.
Bộ GD&ĐT cũng lường trước tình huống kết quả 2 trong 3 lần giống nhau thì trưởng môn chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức, sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. Cũng theo đó, nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất đến 3,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên, 4,0 điểm đối với môn khoa học xã hội thì trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất trên 3,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên, các bài tính toán,phuong trinh hoa hoc trên 4,0 điểm đối với môn khoa học xã hội, hướng xử lí sẽ là trưởng môn chấm thi tổ chức chấm tập thể. Các cán bộ chấm thi và trưởng môn chấm thi ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh. Điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.
Việc công bố điểm thi nếu thí sinh nhận thấy điểm thi chưa đúng với khả năng làm bài có thể làm đơn xin phúc khảo bài thi và phải nộp lệ phí phúc khảo theo quy định.
Sở GD&ĐT nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố kết quả phúc khảo.