Động kinh trong quá trình mang thai

Động kinh mắc phải do hậu quả tổn thương thần kinh hoặc tổn thương cấu trúc não.

Trong một số trường hợp phụ nữ khi mang thai có bệnh lý thần kinh và tâm thần có thể đưa đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy rất cần chú ý đến bệnh động kinh trong quá trình mang thai.

Động kinh là một bệnh lý thần kinh biểu hiện sự rối loạn đặc trưng bởi các cơn co giật cơ hoặc các thay đổi khác trong hoạt động thần kinh như cảm giác, nhận thức hay cảm xúc.

Nguyên nhân

Động kinh mắc phải có thể do hậu quả tổn thương thần kinh hoặc tổn thương cấu trúc não và có thể xảy ra như một phần của những bệnh cơ thể khác gặp trong sang chấn não, u não, dị dạng mạch máu não, các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng urê huyết, suy gan, rối loạn các chất điện giải, hạ đường huyết trầm trọng. Động kinh cũng có thể là vô căn ở những người mà tiền sử không có tổn thương thần kinh hay không có các rối loạn thần kinh rõ và có thể nguyên nhân di truyền.

Ảnh minh họa

Mô tả cơn động kinh và bệnh động kinh

Cơn động kinh là biểu hiện lâm sàng của sự phóng lực bất thường và không kiểm soát được của các nơ ron ở vỏ não. Cơn động kinh có thể có yếu tố khởi phát hay không. Cơn động kinh có yếu tố khởi phát: sốt, chấn thương sọ não, rối loạn điện giải, hạ hay tăng đường huyết. Cơn động kinh có yếu tố khởi phát sẽ tự khỏi khi giải quyết được yếu tố khởi phát này. Tùy theo vùng vỏ não phóng lực cơn động kinh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng:

– Vận động (cơn co giật): co giật cơ tại một vùng cơ thể hay toàn thân.

– Cảm giác: bệnh nhân có cảm giác dị cảm tê rần tại một vùng cơ thể hay các ảo giác giác quan.

– Giao cảm: buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày, giãn đồng tử.

– Tâm thần: các hành vi bất thường, rối loạn trí nhớ, các động tác tự động.

Bệnh động kinh là sự tái phát của các cơn động kinh không yếu tố khởi phát (trên hai cơn). Là một tình trạng bệnh lý mạn tính. Bệnh động kinh có thể có nguyên nhân hay không có nguyên nhân. Phải điều trị bằng thuốc chống động kinh.

Động kinh gồm có: động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.

Chẩn đoán động kinh

Xác định là cơn động kinh: dựa vào bệnh sử và trực tiếp chứng kiến cơn hay hỏi từ nhân chứng. Các triệu chứng gián tiếp: sẹo chấn thương, vết cắn lưỡi xác định loại cơn. Xác định cơn có hay không có yếu tố khởi phát. Cận lâm sàng: các xét nghiệm thường quy, điện não đồ và các xét nghiệm hình ảnh học.

Ảnh hưởng động kinh lên thai

Một điểm chính liên quan giữa phụ nữ mang thai nhi 37 tuan với động kinh là gia tăng tần suất cơn co giật và nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Khoảng 1-2% có cơn co cứng, co giật khi chuyển dạ. Theo Olafsson và cộng sự (1998) thực hiện một nghiên cứu trong suốt 19 năm, ở Iceland, những trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị động kinh nhận xét, có tỉ lệ mổ lấy thai tăng gấp đôi, dị tật thai nhi tăng gấp 2,7 lần.

Điều trị động kinh trên phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai bị động kinh thì việc điều trị sẽ đưa ra một phác đồ hữu hiệu nhằm giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ của thuốc lên thai nhi 38 tuan cũng như giảm thiểu liều lượng thuốc khi dùng. Vai trò của các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, chăm sóc, tiền thai chu đáo, cần thiết bổ sung axit folic trong lúc mang thai.

Vấn đề dùng thuốc ngừa thai sau sinh ở phụ nữ có động kinh cũng được đề cập theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (1990) khuyến cáo sử dụng 50µg estrogen dạng uống đối với phụ nữ có động kinh và đồng thời vẫn sử dụng thuốc chống động kinh, thuốc ngừa thai không làm tăng cơn động kinh.

Chăm sóc tiền thai: điểm chính trong điều trị ngăn ngừa cơn co giật, để thực hiện điều này vấn đề điều trị buồn nôn và nôn ói được dự phòng đề cập để tránh sự kích thích gây cơn co giật. Điểm chung nhất của thuốc điều trị chống cơn co giật sẽ được dùng liều tối thiểu để không chế cơn co giật. Thuốc điều trị động kinh thông dụng hiện nay là Phenobarbital, Phenytoin, carbamazepine Valproate Na, Benzodiazepines. Liều lượng và cách dùng phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.