Chàng trai Việt dành học bổng tiến sĩ toàn phần ở tuổi 21

Ngô Di Lân, du học sinh Việt Nam, vừa giành được học bổng tiến sĩ toàn phần lên đến 45.000 USD một năm của Đại học Brandeis, bang Massachussetts (Mỹ).

Lân là một trong 5 ứng viên được Đại học Brandeis cấp học bổng để hoàn thành chương trình tiến sĩ toàn phần trong 5 năm. Với học bổng 45.000 USD một năm, Lân có thể yên tâm theo đuổi đam mê nghiên cứu về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Mỹ – Trung Quốc nói riêng.

lan1-5130-1425708528.jpg

Chàng trai cao 1m80, điển trai là gương mặt nổi bật trong cộng đồng du học sinh Việt Nam. Ảnh: NVCC.

Lân chia sẻ, cảm giác khi nhận được thông báo của trường là sự vui sướng tột độ, vừa thỏa mãn, vừa tự hào vì công sức của bản thân và sự đầu tư, dạy dỗ của bố mẹ đã được đền đáp. Mặc dù đang nửa đêm ở Việt Nam, nhưng Lân vẫn gọi điện về báo tin mừng cho gia đình vì biết bố mẹ mong ngóng tin này rất lâu rồi. “Sáng hôm sau, mình lại nhận được một bức thư nữa từ nhà trường, cam kết tăng mức tiền lương hỗ trợ giảng dạy vô điều kiện. Điều đó khiến mình cảm thấy rất vui vì rõ ràng họ thực sự muốn kéo mình về Đại học Brandeis”, Lân cho hay.

Một trong những lý do để Ngô Di Lân chọn Đại học Brandeis xin học bổng là môi trường học thuật và điều kiện nghiên cứu tại đây khá thuận lợi. Mỗi năm, khoa chính trị chỉ nhận 2-5 nghiên cứu sinh nên giáo sư và nghiên cứu sinh có điều kiện để trao đổi. Ở Brandeis có những giáo sư nổi tiếng đang nghiên cứu về lĩnh vực Lân quan tâm. Ngôi trường nằm rất gần hai đại học nổi tiếng là MIT và Harvard nên cậu sẽ có cơ hội để giao lưu và học hỏi từ những bạn trẻ tài năng.

Để lấy được học bổng tiến sĩ, không phải qua thạc sĩ là hành trình vượt qua nhiều khó khăn của chàng trai Hà Nội sinh năm 1994 này. Biết chắc sinh viên năm cuối sẽ gặp bất lợi hơn những ứng viên đã có bằng thạc sĩ, Lân đã phấn đấu đảm bảo rằng mình nổi trội hơn rất nhiều người, nhất là khi tỷ lệ chọi có năm lên tới 1/30. Điều này đồng nghĩa với mọi thành phần trong hồ sơ sing up đề thi đại học môn toán khối a năm 2015 phải gần như hoàn hảo: bảng điểm ở trường xuất sắc, điểm thi các chứng chỉ GRE và TOEFL thuộc top 10%; có thư giới thiệu từ các thầy cô uy tín.

“Quan trọng nhất là thư giới thiệu bản thân do mình tự viết và một bài viết mẫu dài 15-20 trang. Thư phải ấn tượng, lôi cuốn ngay từ những dòng đầu tiên, phải lột tả được hết đam mê nghiên cứu bản thân và cam kết đối với công việc nghiên cứu trong vòng 5 năm tới”, Lân chia sẻ.

lan2-5359-1425708528.jpg

Lân chia sẻ niềm vui khi nhận được học bổng tiến sĩ toàn phần của ĐH Brandeis. Ảnh: Fb Ngô Di Lân

Trước đây, để trở thành một trong 2 đại diện của Maastricht University (Hà Lan) sang UConn (University of connecticut – top 60 đại học tốt nhất nước Mỹ) học, chàng trai đã gây ấn tượng khi viết trong thư giới thiệu: “Tôi học về quan hệ quốc tế và muốn sang Mỹ để có trải nghiệm thực sự, xem Mỹ có phải là siêu cường quốc, là thủ lĩnh của thế giới tự do như họ luôn tự nhận…”.

Có bố là cán bộ ngoại giao, Ngô Di Lân may mắn được tiếp xúc với nhiều nền giao duc quốc tế từ nhỏ. Cậu sinh sống, học tập ở Anh quốc, trở về Việt Nam học tiếp bậc trung học rồi lại sang Thụy Điển học phổ thông, sau đó thành sinh viên Maastricht University (Hà Lan). Hiện Ngô Di Lân theo học tại Mỹ trong một chương trình trao đổi sinh viên xuất sắc.

Niềm đam mê với ngoại giao và các vấn đề quốc tế cũng được Lân nuôi dưỡng từ thời thơ bé. “Cậu nhóc” Ngô Di Lân thích tranh luận đủ thứ với mọi người xung quanh và ước làm nhà ngoại giao. Khi đi học nước ngoài, cậu bắt đầu quan tâm tới hùng biện. Ngoài việc hoàn thành đầy đủ bài tập trên lớp, mỗi ngày Lân đều dành nhiều thời gian để đọc sách, báo, xem các bài diễn thuyết của những người nổi tiếng như: Winston Churchill, tổng thống Mỹ Obama, Bill Clinton…

Bản thân Ngô Di Lân khi đứng trước một vấn đề hay bài giảng luôn thử tìm “điểm yếu” và cách khắc phục. Nếu thấy kết quả thầy cô đưa ra có gì “ngờ ngợ”, cậu sẵn sàng hỏi lại, dù tỷ lệ mình bị sai khá cao. “Có lần trong tiết tiếng Anh, Lân đã đứng lên nói rằng cô giáo phát âm từ mới chưa chính xác. Khi ấy, cả lớp đều bất ngờ, thấy Lân quá dũng cảm vì trước đó chưa ai dám phản pháo bài giảng của cô”, Đào Khánh Vân, bạn học với Ngô Di Lân kể lại.

lan5-9713-1425708528.jpg

Lân mong muốn trở thành nhà ngoại giao xuất sắc và sẽ trở về Việt Nam cống hiến sau khi học xong. Ảnh: NVCC.

Lân cho rằng, muốn trở thành nhà ngoại giao tài năng thì ngoài vốn hiểu biết, phải là một nhà hùng biện giỏi. Cậu từng là học sinh truyền cảm hứng nhất trường cấp 3 ở Thụy Điển, giải nhì cuộc thi hùng biện ở Hà Lan, Đại sứ hội thảo danh giá tại Harvard, Mỹ…

Lần đầu tiên thi tranh luận hùng biện tại trường cấp 3 Hà Lan, Lân run lẩy bẩy vì choáng ngợp trước đám đông trong hội trường rộng lớn. Sau ít phút lấy lại bình tĩnh, cậu bắt đầu thấy thích thú khi bài diễn thuyết của mình được nhiều người lắng nghe. Cứ thế, chàng trai người Việt từ chỗ là người nói giỏi (chỉ cần nắm chắc nội dung bài thuyết trình và có tư duy lôgic tốt) thành nhà hùng biện có khả năng chạm đến trái tim, truyền cảm hứng, động lực cho khán giả.

“Lân theo đuổi sự nghiệp học thuật một cách thực sự nghiêm túc. Nhiều sinh viên nhìn nhận đơn giản về thế giới nhưng Lân đã giúp họ thấy được sự đa dạng, phức tạp mà trước đó những người này không lưu tâm đúng mức. Tôi cực kỳ ấn tượng với cách cậu ấy giúp đỡ mọi người rất vui vẻ, nhẹ nhàng. Lân thông minh, làm việc chăm chỉ và đầy cuốn hút. Cậu ấy đã chứng minh mình là một đại sứ xuất sắc cho Việt Nam”, tiến sĩ Teun Dekker, giảng viên Đại học Maastricht nói.

Ngô Di Lân luôn quan niệm rằng mỗi du học sinh nên là một nhà ngoại giao văn hoá cho đất nước mình. Vì thế ngoài hoc toan tốt để bạn bè thế giới thấy người Việt Nam giỏi giang, cậu còn chăm chỉ tham gia các câu lạc bộ, hòa đồng với mọi người và tranh thủ “quảng bá Việt Nam”. Cậu vẫn giữ quan điểm không sớm thì muộn sẽ về Việt Nam để thi vào Bộ Ngoại giao bởi niềm tin mình sẽ có cơ hội để phát huy tối đa năng lực của bản thân và đóng góp cho nước nhà.

“Con đường phía trước còn rất dài, mình không dám khẳng định chắn chắn điều gì về tương lai. Nhưng đương nhiên, lòng trung thành của mình chỉ dành cho Việt Nam”, Lân nói.