Câu trả lời về việc Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về việc sách giáo khoa lớp 5 viết sai về lịch sử Việt Nam. Sau đó Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giải thích và nhiều chuyên gia bày tỏ sự đồng tình.
PGS Nguyễn Trí cho biết, thần tích tại đền Thánh Gióng ở xã Phù Đổng – nơi có lễ hội đền Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có ghi chi tiết: “Đánh xong trận ở Trâu Sơn và Hà Lỗ, Gióng cho ngựa phi đến bến Bồ Đề và dừng lại uống nước sông Hồng… Tiếp đó, Gióng lại phi ngựa vượt ngược lên hồ Tây rồi buộc ngựa vào gốc đa bên bờ, nhảy xuống hồ tắm. Nơi này về sau được dân làng lập đền thờ cúng”.
Ngôi đền được nhắc đến trong thần tích trên là đền Sóc, di tích lịch sử cấp quốc gia, nay thuộc phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm. Tại ngôi đền này, trên tấm bia ghi rõ: “Giặc tan Gióng phi ngựa vượt sông Cái (sông Hồng) về phía tây hồ Tây buộc ngựa vào gốc cây trên đỉnh Gò Phượng Hoàng. Dân làng Cảo Động mang cơm cà dâng cho Gióng ăn. Ăn no Gióng xuống hồ Tây tắm mát, rồi phi ngựa thẳng về núi Vệ Linh, bỏ lại giáp trụ người ngựa bay về trời. Đó là ngày mồng chín tháng tư lịch trăng”.
“Như vậy, trong cả 2 thần tích trên đều có ghi Thánh Gióng đã tắm ở hồ Tây. Cố nhà văn Nguyễn Đình Thi chắc chắn đã nghiên cứu rất kỹ các tài liệu chép lại về Thánh Gióng còn lưu lại trong các thần tích và truyền thuyết trước khi viết Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích năm 1944”, PGS Nguyễn Trí khẳng định.
Theo ông, việc tranh cãi mấy ngày qua cũng là một lời nhắc nhở về tính dị bản của các tác phẩm dân gian nói chung và các truyền thuyết lịch sử nói riêng. Vì vậy, khi sử dụng cần dẫn chứng rõ nguồn gốc tư liệu đã sưu tầm và các dị bản nếu có.
Đoạn trích trong sách giáo khoa lớp 5. |
PGS Nguyễn Hữu Hợp, giảng viên khoa Giáo dục – van hoc tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cũng khẳng định, Thánh Gióng là nhân vật truyền thuyết chứ không phải lịch sử, vì vậy việc có dị bản là dễ hiểu. Nhưng vì nhân vật này đã in sâu trong tâm trí của người Việt Nam, được xem là tứ bất tử, là người thánh thiện, nên khi có bất cứ điều gì khác là dư luận phản đối.
“Nhân vật Thánh Gióng đã được tô hồng nên khi đọc thấy một điều gì đó khác là nhiều người lập tức phê phán. Như vậy, chúng ta có phải đang quá khắt khe?”, thầy Hợp đặt câu hỏi.
Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học cho rằng, trước yêu cầu dạy từ thì việc kết hợp dạy học trò trí tưởng tượng cũng là một đổi mới mà ngành giáo dục đang thực hiện. Học tích hợp, liên môn thế giới đã làm từ lâu, điều này rất tốt và cần phải nhân rộng. Tuy nhiên, các nhà viết sách cần rút kinh nghiệm, nên sử dụng những nội dung chính thống, tránh nội dung nhạy cảm, gây tranh cãi.
“Với yêu cầu luyện từ và câu cho học sinh lớp 5, có nhiều đoạn văn có thể sử dụng để khi đọc các em không bị phân tâm”, thầy Hợp góp ý.
Đồng tình với thầy Hợp, thầy giáo Lê Phạm Hùng, nguyên giáo viên môn Văn trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cho rằng mục đích của đoạn trích dẫn gây tranh cãi chỉ là để làm một bài tập yêu cầu thay thế từ/cụm từ. “Vậy thì có cần phải lấy dao mổ trâu để giết gà không?”, thầy Hùng đặt câu hỏi.
Theo thầy giáo có nhiều kinh nghiệm dạy văn, nếu chỉ vì nội dung thay từ, liên kết câu thì không cần đến ví dụ như vậy. Hơn nữa, chi tiết Thánh Gióng tắm ở hồ Tây không phải phổ biến, nên khi đọc nhiều học sinh và phụ huynh sốc.
“Đáng lẽ dạy về ngữ pháp thì học sinh hoc truc tuyen lại bị nội dung của đoạn trích làm lạc hướng. Điều này cho thấy một sai lầm từ những người biên soạn sách giáo khoa, thay vì biến khó thành dễ (dễ mà vẫn đạt được mục đích, vẫn bảo đảm tính khoa học) để dạy cho lứa tuổi nhi đồng thì các vị ấy lại biến dễ thành khó”, thầy Hùng nhấn mạnh.
Về lý giải dùng đoạn trích để giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng, theo thầy Hùng, như vậy là đầu Ngô mình Sở, vì yêu cầu của bài là dạy ngữ pháp, từ ngữ mà lại phát huy trí tưởng tượng là không được. Thầy kiến nghị nên chọn đoạn trích phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức của học sinh.
Thầy Hùng cũng góp ý những người viết đã trích không đầy đủ gây ra sự hiểu lầm. Thực ra phía trên đoạn trích có một so sánh khác, trong đó ông Nguyễn Đình Thi dẫn câu chuyện Hai Bà Trưng chết trận, sau đó nói rằng mình tưởng tượng câu chuyện về Thánh Gióng. Như vậy, ý ông nói rằng, người ta có thể tưởng tượng về những nhân vật đã được thần thánh hóa, để gần với sự thật hơn.
“Theo tôi, người viết nên đưa những gì dễ dạy, dễ học, dễ tiếp thu, chứ đừng đưa những ví dụ khó quá, để giáo viên không biết mình đang dạy từ, câu hay dạy trí tưởng tượng”, thầy Hùng kiến nghị.
Xem thêm: các dạng phuong trinh hoa hoc cơ bản trong đề thi ĐH các năm.