Bà bầu có nên ăn thịt chó?
Thật khó để phủ nhận rằng, thịt chó vẫn là món ăn khá phổ biến ở nước ta và “kiêng” thịt chó là điều không dễ với nhiều người, các bà bầu cũng vậy. Theo Đông y, thịt chó tính nóng, vị mặn, chua, không độc; nó cũng chứa nhiều canxi, sắt, phôtpho, protid, lipid,…; đặc biệt, thịt chó rất giàu năng lượng và chứa hàm lượng đạm rất cao.
>> Tìm hiểu bà bầu nên ăn gì sau sinh
Bà bầu có nên ăn thịt chó không?
Nhiều mẹ khi mang thai rất thích ăn thịt chó nhưng thường thắc mắc “bà bầu có nên ăn thịt chó không?”; Trên thực tế, có không ít ý kiến cho rằng “ăn thịt chó rất nóng, mẹ bầu ăn thịt chó sau này con sẽ nhiều lông, nhiều bớt xanh và mụn nhọt”. Không chỉ thế, người ta còn đồn đại rằng, ăn thịt chó là “độc ác” nên nếu bà bầu ăn thịt chó sẽ sinh ra con bị… động kinh!
>> bí quyết giảm cân sau sinh của chị em
Vậy sự thật là thế nào?
Thực tế, chưa có nghiên cứu nào nói về lợi ích của thịt chó với bà bầu; cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh rằng bà bầu ăn thịt chó thì con sẽ nổi mụn, nhiều lông hay có bớt xanh,… Về chuyện bà bầu ăn thịt chó là “ác” thì không nên áp đặt như vậy, chúng ta nên nhìn nhận theo một góc nhìn khách quan và chắc chắn rằng, không có chuyện mẹ ăn thịt chó thì con sẽ bị động kinh.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thịt chó chứa quá nhiều đạm nên không có lợi cho bà bầu. Ăn thịt chó không chỉ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến việc ăn uống các thực phẩm khác mà còn làm tăng axit uric trong máu, khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật, sản giật cao. Vì thế, bà bầu nên hạn chế ăn thịt chó đến mức thấp nhất có thể (chỉ nên ăn một vài miếng cho đỡ thèm). Ngoài ra, thịt chó hay ăn cùng mắm tôm, các loại rau sống,… – đây là những món không được khuyến khích cho bà bầu vì có thể không đảm bảo vệ sinh, gây nhiễm khuẩn, tiêu chảy,… không hề an toàn cho mẹ bầu chút nào.
Thay vào đó, mẹ bầu hãy ăn thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân bằng dưỡng chất cho con, bao gồm 4 nhóm thực phẩm chính:
– Nhóm tinh bột: Giúp cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể. Mẹ nên bổ sung tinh bột từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám: ngô, yến mạch, gạo, gạo lứt, bột mì thô,… Ngoài ra, mẹ có thể ăn thêm các loại đậu, khoai, sắn,…
>> Bí quyết giam can sau sinh của chị em
Lưu ý: Tinh bột có thể chuyển hóa rất nhanh thành mỡ, vì thế mẹ chỉ nên ăn 1 lượng tinh bột vừa đủ để tránh bị thừa cân (1 trong những nguyên nhân mẹ bầu tăng cân quá nhanh trong khi thai nhi lại nhỏ).
– Nhóm chất đạm và chất béo: Có vài trò thiết yếu trong tiến trình phát triển của em bé trong bụng, tham gia vào việc tạo máu ở cơ thể mẹ và hình thành nhau thai. Trung bình, nhu cầu chất đạm ở mẹ bầu vào khoảng 70g/ngày và lượng chất béo cần thiết là khoảng 40g/ngày. Thay vì lượng chất đạm khó hấp thụ trong thịt chó, mẹ nên bổ sung đạm từ thịt bò, các loại cá, đậu,… sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của thai nhi.
Thịt chó giàu dinh dưỡng nhưng không tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
– Nhóm vitamin và chất khoáng: Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch; chúng còn hỗ trợ sự hình thành, phát triển của bào thai. Các loại rau, củ, quả, hạt, các loại thịt, hải sản,… là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, mẹ không nên bỏ qua nhé!
>> Tổng hợp nhung cau noi hay ve cuoc song quanh ta
– Dầu, mỡ: Cung cấp lipid – giúp mẹ bầu có năng lượng để hoạt động mỗi ngày. Ngoài thịt, mẹ bầu có thể bổ sung dầu từ thực vật như lạc, vừng, oliu, hướng dương,…
Điều quan trọng nhất trong thai kì là cần bổ sung đa dạng thực phẩm với lượng vừa đủ, không nên kiêng khem quá nhiều cũng như ăn uống quá nhu cầu cần thiết. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không nên ăn thực phẩm sống hoặc chưa chín kĩ, đồ hộp, thức ăn nhanh,… Đặc biệt là cần uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất!