Sự thay đổi của thai nhi tuần thứ 4
Thai nhi 4 tuần tuổi và sự phát triển
Thai nhi 4 tuan tuoi chỉ nhỏ bằng một hạt mầm bé xíu (chiều dài khoảng từ 0,35 đến 0,6 mm). Bé đã hoàn thành xong hành trình đi từ ống dẫn trứng đến tử cung. Sau khi “định cư” tại ngôi nhà mới của mình, nhóm tế bào sẽ phân chia thành 2 nhóm, một nửa sẽ hình thành phôi thai, nửa còn lại hình thành nhau thai – nuôi em bé trong suốt 9 tháng tiếp theo.
Phôi thai lúc này cũng hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, cơ quan sinh dục, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu sản xuất ra một số hóc môn quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.
Dù mới “định cư” tại nhà mới nhưng phôi thai vô cùng bận rộn. Túi ối cũng bắt đầu hình thành và sau đó hệ tiêu hóa của bé sẽ phát triển.
Cơ thể mẹ có những thay đổi gì khi thai nhi bước vào tuần thứ 4
Trong khi thai nhi đang có những bước chuyển biến phân chia các tế bào thành phôi thai thì cơ thể mẹ cũng trải qua sự biến đổi kỳ diệu. Từ tuần này, nếu mẹ tinh ý đã bắt đầu cảm thấy những triệu chứng mang thai như đầy hơi, chuột rút, thay đổi tâm trạng – các triệu chứng này khá giống với những triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Bài liên quan:
Thai nhi 1 & 2 tuần: Sẵn sàng thụ thai
Thai nhi 3 tuần: Mầm sống bắt đầu
Video ‘độc’: Sự hình thành tai, mắt thai nhi
Dưỡng chất ‘sống còn’ cho thai nhi
Mẹ cũng có thể nhận thấy một chút máu bám ở quần chíp (30 % mẹ thấy xuất hiện hiện tượng này) đó là dấu hiệu thai đã cấy vào thành tử cung. Mẹ còn nhận ra bụng mình có một chút áp lực, ngực thì nhạy cảm hơn. Đừng lo lắng, đây tất cả là dấu hiệu sớm của thai kỳ thôi. Nếu mẹ đang nghi ngờ mình mang thai, hãy mua sẵn que thử thai nhé. Khi thấy đã chậm kinh nguyệt 3-5 ngày, mẹ có thể thử que thử thai để biết chính xác có bầu hay chưa. Còn trong tuần này, niềm vui vẫn chưa thực sự chắc chắn với mẹ.
Đây là thời điểm tuyệt vời nhất để tính ngày dự sinh chính xác. Mẹ chỉ cần ghi nhớ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng là tính được thôi. Thai kỳ của mẹ sẽ là tròn 40 tuần. Nếu mẹ sinh bé vừa tròn 40 tuần thai thì em bé chỉ nằm trong bụng mẹ thực tế là 38 tuần thôi. Đó là vì việc mang thai được bắt đầu từ 2 tuần trước đó.
Mẹ hãy ghi nhờ ngày này và ghi chú vào trong sổ hoặc điện thoại để sẵn sàng chuẩn bị đồ đạc đón con yêu. Hầu hết trẻ sơ sinh được sinh ra từ tuần 38-42 thai kỳ. Và mẹ cũng cần biết thêm rằng chỉ có 5% trẻ chào đời đùng ngày dự sinh. Các mẹ có thể tham khảo cách tính ngày dự sinh tại đây.
Tạo tâm lý thoải mái cho mẹ bầu tuần 4
Mẹ đừng quá lo lắng về việc mình có thụ thai hay không mà hãy tạo tâm lý thoải mái. Hãy lên kế hoạch tập luyện thể thao và có chế độ ăn uống khoa học.
Bổ sung vitamin
Mẹ cũng nên cẩn thận với các loại thuốc sử dụng trong suốt thai kì. Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi trước khi uống các loại có kê đơn hay mua trực tiếp từ nhà thuốc. Bạn nên uống vitamin dành cho phụ nữ có thai chứa ít nhất 0.4mg axít folic. Loại vitamin này thường chứa từ 0.8 đến 1mg axít folic và cũng có làm lượng sắt cao. Cả hai loại đều quan trọng cho cơ thể me va be.
Triệu chứng mang thai 4 tuần
Chảy máu
Nếu thấy quần chíp xuất hiện một đốm máu nhỏ màu hồng nhạt hoặc mầu nâu nhưng không nhiều và kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu phôi thai đã cấy vào thành tử cung, chúng tỏ bạn đã đậu thai. Nếu không thấy máu xuất hiệu, mẹ đừng lo lắng vì không phải tất cả mẹ bầu đều có hiện tượng này, chỉ 30% chị em thấy xuất hiện máu báo.
Các triệu chứng khác như căng ngực, mệt mỏi, buồn nôn…
Bỗng bận nhận ra núi đôi của mình căng tức hơn bình thường, đầy hơi, tâm trạng hay cáu gắt… đừng quá lo lắng. Đó có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Tuy nhiên, mẹ cũng cần biết rằng những dấu hiệu này khá giống với các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Vì sao mang bầu ngực lại đau? Đó là vì các hormone progesterone và estrogen xuất hiện trong cơ thể bạn đặc biệt là ngực để sẵn sàng cho việc cho con bú sau này. Còn chuyện đầy hơi? Hormone progesterone trong thai kỳ sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa để dành dưỡng chất đi vào máu đến em bé. Tâm trạng thay đổi, hay cáu gắt cũng là do sự xuất hiện cảu kích thích tố progesterone và estrogen trong thai kỳ.
Xem thêm: