Tăng ít cân khi mang bầu, con vẫn nặng đúng chuẩn

Bước qua sinh nhật tuổi 27, mình và chồng bắt đầu lên kế hoạch sinh em bé đầu lòng. Thời điểm đó, mình nặng 56kg, cao 1m66, sức khỏe bình thường (thực ra hơi thiếu máu một chút nhưng bác sĩ bảo không đáng lo ngại). Sau 1 tháng, mình cấn bầu, rất may trong lần khám thai đầu tiên bác sĩ đã khuyên với chỉ số cân nặng, chiều cao như của mình thì trong suốt thời gian thai kỳ chỉ nên tăng 10 -12 kg. Điều này đã giúp ích vô cùng lớn vì trước đó mình chưa hề có ý niệm gì về những hậu quả của việc tăng cân quá nhiều khi mang thai. Chính vì lời tư vấn này đã khiến mình lưu tâm và tìm hiểu kỹ hơn về việc kiểm soát cân nặng thai kỳ.

>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm

Sau khi tìm hiểu kỹ hơn mình rút ra kết luận với những người có cân nặng chiều cao bình thường như mình (có chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 – 24,9) thì trong suốt thai kỳ chỉ cần tăng 9 – 12kg là vừa đủ để có 1 em bé khỏe mạnh. Trong đó, 3 tháng đầu tăng từ 1 – 2kg, 6 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng 1 – 2kg. Biết được thông tin này, mình bắt đầu lên kế hoạch cho việc tăng cân khi mang bầu.

Trong suốt quá trình mang thai, mình luôn luôn thẽo dõi cân nặng định kỳ

Trong 3 tháng đầu tiên, mình ốm nghén ở mức vừa phải, không quá mệt song ăn được rất ít. Thời kỳ này mình rất sợ mùi cơm lúc chín tới, các mùi chiên rán và không thể ăn được hầu hết các món thịt. Chính vì thế bước sang tháng thứ 2 mình sụt 5 lạng. Để khắc phục tình trạng sợ ăn, mình đã phải ngồi ăn riêng không cùng gia đình để tránh các mùi chiên xào. Vì rất “sợ” cơm nên mình thường phải để cơm nguội và mỗi lần xới cơm chỉ vỏn vẹn 1 thìa nhỏ, ăn rất từ từ. Cảm giác nhìn bát cơm vơi dù sao cũng đỡ ngán hơn. Dù ăn ít, ăn nhiều, mình vẫn cố gắng không bỏ bữa, duy trì 2 bữa cơm trưa – tối với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (quán triệt tinh thần ăn ít vẫn phải ăn), bữa sáng thì nhẹ nhàng hơn thường là 1 ly sữa tươi và hoa quả.

>> xem cách đặt ten dep theo phong thủy cho bé

Có một nguyên tắc trong ăn uống của mình khi mang bầu là không ăn ngoài hàng, tránh các thực phẩm kém chất lượng. Mặt khác, dù ốm nghén và rất sợ ăn mình luôn cố gắng đảm bảo nạp năng lượng bằng nhiều lần, nhiều cách. Đây là khoảng thời gian “khủng hoảng” nhất trong chuyện ăn uống và mỗi bữa ăn là mỗi lần hô cố gắng phải ăn và ăn vì con. Có lẽ vì đặt mục tiêu ngay từ đầu và hô quyết tâm nên mình đã vượt qua giai đoạn ốm nghén với kết quả khá tốt: Không chỉ bù được 5 lạng đã mất còn tăng thêm được 1kg (chính xác là khoảng 8 lạng thôi, nhưng đó cũng là “kỳ tích” lắm rồi).

Bước qua 3 tháng đầu, tình trạng ốm nghén và việc “sợ” ăn dần biến mất. Tháng 4, 5 là khoảng thời gian khá thoải mái vì em bé trong bụng chưa quá to, chưa đến mức “ì ạch” và đã hết ốm nghén. Trong 2 tháng này mình duy trì lịch ăn uống như thời kỳ trước bầu cộng thêm 1 bữa phụ (thường là 1 bát soup nhỏ) và bổ sung thêm 2 lần uống sữa tươi theo nhu cầu (mình không uống sữa bầu), 1 viên vitamin tổng hợp, 1 viên sắt mỗi ngày. Tâm lý thoải mái, sức khỏe và chế độ ăn ổn định nên trong 2 tháng mình tăng được 2,5kg.

Các sản phẩm từ sữa và hoa quả luôn luôn xuất hiện trong thực đơn hàng ngày của mình

Sang tháng thứ 6, mình có cảm giác thèm ăn hơn, ăn nhiều hơn và “đột biến” trong 1 tháng tăng 3 kg. Vậy là sau 6 tháng mang thai, mình đã tăng 6,5 kg, theo kế hoạch 3 tháng tiếp theo chỉ cần tăng thêm 3,5kg là đủ.

Chính vì thế, trong suốt tháng thứ 7 và thứ 8 mình ăn rất ít tinh bột (chủ yếu là phở, miến, hạn chế cơm) thay vào đó là rau, củ và thủy hải sản. Đây cũng là “bí quyết” kiểm soát cân nặng ở mẹ nhưng con vẫn tăng cân tốt. Thực đơn thời gian này dù thay đổi nhưng vẫn duy trì 3 bữa chính, 2 bữa phụ theo công thức như sau: Bữa sáng sữa tươi và hoa quả (hoặc soup, phở và hoa quả, sữa chua), 2 bữa phụ buổi sáng – chiều gồm 1 lát bánh mỳ nhỏ (hoặc 2 cái bánh gạo), 1 quả trứng (hoặc 1 cốc chè đậu, nếu bữa sáng không uống sữa thì 2 bữa phụ có thêm sữa), sữa chua, bữa trưa và tối thường 1 bát miến bò/gà/lợn/cá nhiều rau, hoa quả hoặc 1 bát cơm ăn kèm thịt và nhiều rau, canh. Đặc biệt thời gian này mình ăn rất nhiều cua và cá, thịt đỏ ăn vừa phải (điều này cũng giúp mẹ ít tăng cân mà con vẫn lớn).

>> hướng dẫn cách nấu thịt đông cực ngon

Duy trì chế độ ăn uống khá điều độ và đều đặn nên trong 2 tháng mình chỉ tăng thêm 2 kg. Bước sang tháng thứ 9, mình vẫn giữ chế độ ăn như thế nhưng thoải mái hơn, cho phép bản thân ăn nhiều thứ hơn song đến tháng cuối này thai đã phát triển khá to, chèn vào dạ dày nên ăn thường nhanh no. Do đó, mình ăn vặt nhiều hơn. Chế độ 5 bữa/ngày bị phá vỡ song cân nặng của mình cũng không tăng nhiều.

Bé Mốc ra đời ở tuần thứ 38, sớm so với dự sinh 2 tuần, nặng 3,28kg. Trước khi lên bàn đẻ, mình nặng 65,7kg, tăng gần 10kg so với trước bầu. Sinh xong 1 ngày mình trở về mức 59,7kg và giữ cho tới bây giờ chưa giảm. Dự định sau khi cai sữa mình sẽ giảm cân về đúng mức 56kg, mặc dù đó là chuyện của…tương lai nhưng mình nghĩ chắc cũng không khó thực hiện vì chỉ tiêu giảm 3kg cũng không quá nặng nề. Đến thời điểm này, nhìn nhiều mẹ tăng cân quá nhiều và không thể giảm mình tự thấy kế hoạch kiểm soát cân nặng thai kỳ của ban thân là khá hợp lý cho cả mẹ và con. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho các mẹ đang trong thời kỳ thai nghén.