Khi gà nòi của HAGL bước ra thế giới
Việc được triệu tập lên U23 Việt Nam chính là cơ hội để các cầu thủ trẻ HAGL giao lưu, học hỏi và trưởng thành…
Từ khi “bế quan tỏa cảng”
Theo báo bongdaso khi lứa “gà nòi” của bầu Đức với những Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh, Hồng Duy, Xuân Trường… bắt đầu phát lộ và được đưa ra “ánh sáng”, ông chủ đội bóng phố Núi từng tuyên bố: Ngoài việc đào tạo chuyên môn, ở lò đào tạo của Học viện HAGL-Arsenal JMG, cầu thủ còn hướng tới giáo dục văn hóa. HAGL không muốn những cầu thủ trẻ này tiếp xúc, giao lưu với thế giới bên ngoài, vì sợ nhiễm những thói hư tật xấu, rồi dễ “lâm bệnh”…
Ngoài việc chơi bóng theo một phong cách khác với những đặc trưng của lò HAGL-Arsenal JMG, một trong những bất lợi của các cầu thủ HAGL là hạn chế về thể hình, thể lực và khả năng va chạm, điều ông Miura ưu tiên khi tham dự sân chơi châu lục.
Hai năm đá U19 Việt Nam, tất cả đều rất tròn trịa, đẹp đẽ và đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng khi những “ngôi sao của bầu Đức” kết thúc quá trình đào tạo trẻ, “ra lò” với những giải đấu cùng việc bước lên V-League thi đấu thì những nhược điểm của họ bắt đầu bộc lộ. Đó là sự thiếu hụt độ quái, sự va vấp, từng trải, vốn sống… khiến họ có phần “ngờ nghệch” hơn với những cầu thủ cùng tuổi ở đội khác.
Điều này được nhìn thấy rõ, khi lên U23 Việt Nam và so sánh với những cầu thủ sinh năm 1993 đến 1995 từ lò đào tạo của SLNA, Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng hay Thanh Hóa với những cầu thủ như Duy Mạnh, Huy Toàn, Phúc Tịnh… những cầu thủ trẻ có sự từng trải và cứng cáp hơn nhiều khi sớm được ném vào V-League thử lửa.
Có câu chuyện rất thật, rằng sau mỗi trận đấu ở V-League 2015 hay những giải đấu khi còn khoác áo U19 Việt Nam, Tuấn Anh và Xuân Trường thường xuyên nhắn tin hoặc điện thoại cho những người đàn anh mà họ may mắn được gặp gỡ, và có thể nói chuyện hay chia sẻ thật lòng nhất, chỉ để nghe sự đánh giá, nhận xét và góp ý thẳng thắn nhất từ người đi trước.
Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Sơn đang hòa nhập tốt ở U23 Việt Nam
Đến “lăn lộn với đời”
Không được giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài bởi lệnh cấm và tiêu chí đào tạo của bầu Đức, vô tình khiến những cầu thủ của Học viện HAGL-Arsenal JMG khi lên chơi V-League 2015 trở thành những nhân tố có phần khác biệt, thậm chí dị biệt với phần còn lại. Và khi U23 Việt Nam tập trung, nhìn nhận thấy sự tách biệt của 9 cầu thủ HAGL, HLV Miura đã chủ động yêu cầu sắp xếp những cầu thủ này ở ghép phòng với những đồng đội khác.
- Cùng ngắm bộ ảnh sexy girl hot nhất.
Với yêu cầu này, ngoài việc tập luyện, thi đấu trên sân cỏ, ông thầy người Nhật muốn các học trò của mình phải giao lưu, học hỏi lẫn nhau để tìm hiểu tính cách cũng như sự hòa đồng với tập thể.
Và sau những buổi đầu “im hơi lặng tiếng” và chỉ biết thui thủi tập luyện, những giờ “lên lớp” gần đây, 9 cầu thủ HAGL bắt đầu tìm đến các đồng đội để chia sẻ và đón nhận thông tin. Và vì thế, những buổi tập của U23 Việt Nam gần đây bắt đầu xuất hiện sự vui nhộn và không khí hào hứng.
“Chúng tôi được xếp ở cùng phòng các đồng đội khác. Với yêu cầu này, thầy Miura muốn toàn đội hiểu nhau hơn và đặc biệt là sự giao lưu chia sẻ những kinh nghiệm của các anh lớn cũng như những thông tin cần thiết để hoàn thiện bản thân hơn nữa”, tiền đạo Văn Toàn của HAGL chia sẻ sau 5 ngày hội quân trên Tuyển.
Cũng chính từ sự giao lưu và chia sẻ, mỗi khi chia đôi đội hình tập đối kháng, ngoài những yêu cầu và nhắc nhở của HLV Miura thì sau mỗi tình huống hay pha bóng không như ý muốn, nhóm cầu thủ HAGL và phần còn lại đã có sự tương tác, trao đổi và kết nối.
Ngoài những bài tập trên sân cỏ, sau những giờ phút luyện tập, khi nghỉ ngơi hay lang thang xung quanh khuôn viên Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF, các cầu thủ sự chia sẻ về bong da, công việc ngoài sân cỏ thường có. Khoảng cách thu hẹp dần và với các cầu thủ HAGL, gần như có cả một thế mới mở ra mà ở đó, họ thấy mình là một phần của cuộc chơi…